Ngắm di tích cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa

Qua bao thăng trầm, Ô Quan Chưởng - cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa vẫn mang một vẻ đẹp mộc mạc và bình yên.

Là 1 trong 21 cửa ô của Hà Nội xưa còn sót lại, Ô Quan Chưởng (hay còn gọi là ô Đông Hà, ô Thanh Hà, ô Cửa Đông, tên chữ là Đông Hà môn (tức cửa phường Đông Hà), nằm ở phía Đông của tòa thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.

Ngày nay, Ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu (quận Hoàn Kiếm), gần dưới chân cầu Chương Dương.

Ô Quan Chưởng gồm 2 tầng, được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổng vọng lâu. Cổng có một cửa chính (cao 3m), trên có tháp canh và hai cửa phụ ở hai bên. Tầng 2 có vọng lâu 4 mái uốn cong 4 góc, có lan can bao quanh.

Trên tường cửa chính có gắn một tấm bia ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm lính gác nhũng nhiễu dân qua lại cửa ô. Tấm bia này lập năm Tự Đức thứ 34 (1881), trước khi Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành Thăng Long trong đợt Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai.

Qua bao thăng trầm, Ô Quan Chưởng vẫn mang một vẻ đẹp mộc mạc và bình yên, mặc cho Hà Nội nhộn nhịp.

Bức tường cũ kĩ cùng tấm bia đa theo năm tháng.

Cửa Ô Quan Chưởng đã được công nhân và xếp hạng di tích Lịch sử cấp Quốc gia.

Trải qua năm tháng, bức tường cũng đã mai một.

Lớp rêu xanh mọc trên tường cửa ô cuối cùng trong 21 cửa ô xưa của Hà Nội.

Đối với người dân tại đây, dấu vết kinh thành xưa đã phai nhạt nhiều nhưng may mắn vẫn còn một cửa Ô Quan Chưởng cổ kính để hoài niệm.

Ô Quan Chưởng chỉ có một lối lên được khoá nghiêm ngặt, đến dịp ngày rằm, hàng tháng đều có người tới dọn dẹp, thắp hương cúng bái.

Cửa Ô Quan Chưởng bình yên lạ thường những ngày Thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng để phòng, chống dịch Covid-19.

Trở về trạng thái bình thường mới sau giãn cách, Cửa Ô Quan Chưởng lại trở về hình ảnh đông đúc, nhộn nhịp nhưng vẫn bình yên và mộc mạc quen thuộc, vốn có.