Bánh trung thu Lâm Hương – Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt

Trung thu là dịp trao tặng những món quà ý nghĩa tới người thân. Trong đó, bánh Trung thu Lâm Hương - đặc trưng của mùa trăng tròn tháng 8 luôn là món quà nhận được sự yêu mến đặc biệt. Với hơn 60 năm đồng hành cùng các gia đình Việt mỗi loại bánh ra đời đều chứa đựng những thông điệp và câu chuyện ý nghĩa đằng sau nó.

Theo thời gian, Tết Trung thu dần trở thành dịp lễ tưng bừng cho trẻ em nô đùa, gia đình quây quần giá trị của chiếc bánh nướng, bánh dẻo vẫn vẹn nguyên và là biểu tượng của sự đoàn viên. Đó là thứ hương vị có khả năng níu kéo bất cứ đứa con xa quê nào cũng phải trở về, nhắc nhở những người cha, người mẹ phải cho con cái Tết Trung thu trọn vẹn, tròn đầy. Đó cũng là thức quà người ta mời mọc nhau một cách trân trọng như một món ăn chứa đựng giá trị tinh thần lớn lao.

Thấu hiểu điều đó, các nghệ nhân làm bánh trung thu Lâm Hương đã cầu kỳ từ khâu chọn loại bột nếp phải trắng và dẻo, rang gạo chín nhưng không được vàng thì bột nếp mới trắng trong, bí phải là bí đao bí bờ có ruột đặc mới làm được những khẩu bí trắng giòn, mỡ phải chọn mỡ phần khổ dầy. Về phần cùi của bánh nướng, khâu khó nhất và làm nên đẳng cấp của người thợ là cùi phải thật mỏng và đều bao phủ kín phần nhân bánh, cùi phải mềm bở, không dai và tan ngay trong miệng. Nhân bánh vừa độ đường, mềm mại và các thành phần của bánh vẫn nhận ra rõ nét. Cầu kỳ đến việc lựa chọn nguyên liệu để đảm bảo nhân bánh có hương vị tinh tế đồng nhất. Một mặt vẫn giữ cốt cách của chiếc bánh Trung thu truyền thống nhờ những nguyên liệu quen thuộc như đậu xanh, hạt sen, trứng muối,... mặt khác, bánh Trung thu Lâm Hương còn được nâng tầm nhờ kết hợp hài hòa với các nguyên liệu cao cấp. Mỗi chiếc bánh là một thông điệp, một lời chúc ý nhị.

Do đó, người ta trân trọng gọi những người thợ làm bánh trung thu Lâm Hương là nghệ nhân. Bởi, bằng tất cả sự tinh tế của mình, họ đã tạo ra những chiếc bánh vượt lên trên giá trị ẩm thực để trở thành một thức quà biếu tặng đầy trân quý. Có thể thấy rõ điều này qua cách mà những nghệ nhân Lâm Hương đã cầu kỳ chăm chút cho từng “tác phẩm” của mình. Đặc biệt “ đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ và của thương yêu” – Ông Nguyễn Viết Viễn chủ Công ty TNHH Lâm Hương cho hay.

Theo dòng chảy của thời gian, bánh trung thu có nhiều thay đổi về kiểu dáng hình thức để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, giá cả cũng tăng theo nhưng với Lâm Hương vẫn có những loại bánh giá thành phù hợp cho công nhân, người lao động để có thể đáp ứng được một tết trung thu vẹn tròn cho mọi gia đình Việt Nam, ngoài ra hàng năm dù bận rộn trong các vụ mùa trung thu là thế nhưng Ông Nguyễn Viết Viễn – giám đốc Công ty TNHH Lâm Hương vẫn dành thời gian sát cánh cùng hội từ thiện thành phố Hải Phòng trao gửi những phần quà yêu thương của mình đến những trẻ em mồ côi và người già có hoàn cảnh khó khăn.

Tuy rằng cho đến ngày nay, bánh trung thu đã có nhiều biến thể tùy theo văn hóa vùng miền nhưng chiếc bánh nhỏ bé, giản đơn ấy vẫn luôn mang trong mình ý nghĩa như thuở ban đầu, vẫn là món quà quen thuộc không thể thiếu trong mỗi dịp tết trung thu. Bánh trung thu Lâm Hương với ba thế hệ yêu và giữ nghề là nét tinh hoa trong nghệ thuật ẩm thực và là niềm tự hào của Việt Nam.

Lê Hòe