Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, trẻ em lại càng được tiếp xúc và trải nghiệm nhiều môi trường khác nhau. Tụi nhỏ không chỉ còn bị giới hạn, bao bọc trong ngôi nhà của mình, mà sẽ được học tập và vui chơi thỏa thích mọi nơi ở thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ tồn tại những rủi ro, vì có những sự cố không mong muốn xảy ra xung quanh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi bố mẹ lơ là và không dành sự quan tâm sát sao cho bé trên hành trình con khám phá thế giới.
Điển hình như trường hợp một bé gái gặp tai nạn trong khi chơi ở khu vui chơi gần đây, được chính mẹ ruột của đứa trẻ chia sẻ đã khiến cõi mạng xôn xao, hội phụ huynh ai nấy đều hoang mang.
Cụ thể mẹ Việt đã đăng loạt ảnh con gái nhập viện, cùng những bức hình chụp kết quả kiểm tra từ bác sĩ cho thấy đứa trẻ đã bị gãy tay, và thậm chí đáng sợ hơn là bác sĩ còn tiên lượng chấn thương của bé thuộc loại nặng. Thuật lại toàn bộ sự cố không may xảy đến với con gái, bà mẹ kể lại chi tiết diễn biến:
“Bố mẹ cho con đi chơi hãy để mắt thật sát sao. Không biết là do bé nhà em xui rủi hay sao nữa mà mọi khi chơi thì không vấn đề gì nhưng hôm ấy bé nhà em lại gặp sự cố nghiêm trọng.
Thực sự không có khu vực chơi nào được gọi là đảm bảo an toàn 100% tuyệt đối cho trẻ dù có đệm mút hay bảo hộ thì độ rủi ro vẫn ở tầm 30% ạ. Trò chơi mà con em chơi là nhún bật, bé chơi khá nhiều lần, nhưng khi có trọng lực nặng hơn bé bật vào đồng nghĩa việc bé sẽ phải bồng lên và chuyện ko may đã đến với bé em.
Bé té xuống trấn tay vào đệm khung là khung sắt trụ giàn của bộ nhún, hậu quả bé đã gãy tay và gãy hoàn toàn như phim bên dưới em đăng. Mọi việc ko đơn giản chỉ vậy, khi nhập viện bs báo ko bắt được mạch khả năng là bé đứt mạch, bé em được đo mạch bằng máy và siêu âm mạch, các ca cấp cứu tai nạn giao thông trong đêm là người lớn đều đợi và nhường cho ca bé cấp cứu mổ trước.
Bác sĩ nói tiên lượng xấu nhất khi mổ nếu mạch không thông thì tay đó của bé sẽ bị liệt vĩnh viễn, bác sĩ hỏi địa chỉ nhà ở đâu thì em ko còn biết nhà ở đâu nữa, trong đầu chỉ nghĩ con mình từ 1 đứa trẻ bình thường thích vẽ vời sáng tạo cắt dán giờ lại thành 1 đứa trẻ bị liệt 1 tay sao, rồi con đi học làm sao? Sinh hoạt làm sao? May mắn là ca mổ thành công bé em thông mạch và giờ vẫn phải tập vật lý trị liệu vì tay bé vẫn đơ cứng.
Vào phòng cấp cứu các bé hầu hết sẽ gây mê nên càng sợ hơn khi quá 2, 3 tiếng bác sĩ lây kêu bé dậy vẫn không thấy bé tỉnh. Không có sự chờ đợi nào lâu và đau bằng sự chờ đợi người thân trong phòng mổ.
Sau sự việc, quán có đóng viện phí và đưa con em vào viện, em chia sẻ để mong bố mẹ hãy để mắt đến con tuyệt đối, dù có đồ bảo hộ cũng chưa chắc đã an toàn đâu ạ”.
Bài chia sẻ của người mẹ này ngay sau đó thu hút lượt tương tác đông đảo từ cộng đồng mạng, các bậc phụ huynh liên tục để lại bình luận. Bố mẹ nào cũng thất kinh, tỏ ra lo lắng trước sự cố nguy hiểm như vậy xảy ra với trẻ trong quá trình bé vui chơi ở ngoài.
Câu chuyện này giống như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh, giúp họ nhận ra thế giới xung quanh con không có gì là an toàn tuyệt đối, và mọi sự lơ là, chủ quan của bố mẹ đều sẽ phải trả những cái giá khá đắt, thậm chí còn khiến họ phải hối hận cả đời. Vậy nên để ngăn chặn, và loại bỏ mọi rủi ro tiềm ẩn bên cạnh con, bố mẹ cần phải thật cẩn thận khi cho con chơi dù ở bất kì nơi đâu.
Vậy cha mẹ nên làm gì cụ thể để giám sát con hiệu quả hơn?
- Chọn địa điểm an toàn: Lựa chọn các khu vực chơi có trang bị đầy đủ và được quản lý tốt. Kiểm tra các thiết bị vui chơi trước khi cho con sử dụng.
- Luôn ở gần: Khi cho trẻ chơi, hãy luôn ở gần để có thể quan sát và can thiệp kịp thời nếu cần. Tránh việc để trẻ chơi một mình, đặc biệt ở những nơi đông người.
- Giải thích quy tắc: Nói cho trẻ biết về các quy tắc an toàn khi chơi. Giải thích cho trẻ hiểu nguy hiểm có thể xảy ra và cách phòng tránh.
- Sử dụng trang bị bảo hộ: Đối với những hoạt động có nguy cơ cao, như đạp xe hay trượt patin, hãy đảm bảo trẻ sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ như mũ, bảo vệ khuỷu tay và đầu gối.
- Theo dõi hoạt động: Dành thời gian theo dõi và tham gia cùng trẻ trong các hoạt động chơi đùa, giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn và cũng tạo cơ hội cho gia đình gần gũi hơn.
- Giáo dục về an toàn: Dạy trẻ nhận biết các tình huống nguy hiểm và cách phản ứng đúng. Khuyến khích trẻ báo cáo ngay lập tức nếu gặp phải điều gì không đúng hoặc nguy hiểm.
- Thảo luận với các bậc phụ huynh khác: Nếu trẻ chơi cùng bạn bè, hãy trao đổi với phụ huynh của các trẻ khác về việc giám sát và đảm bảo an toàn chung cho tất cả trẻ em.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: Đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt trước khi tham gia các hoạt động thể chất, để tránh những tình huống không mong muốn.
Làm sao để dạy trẻ nhỏ hiểu và tuân thủ các quy tắc an toàn?
- Giải thích đơn giản: Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và cụ thể để giải thích các quy tắc an toàn. Tránh sử dụng thuật ngữ phức tạp mà trẻ không hiểu.
- Sử dụng ví dụ cụ thể: Đưa ra các ví dụ thực tế về tình huống an toàn và nguy hiểm. Ví dụ: “Khi băng qua đường, con phải nhìn trái phải để đảm bảo không có xe.”
- Học qua trò chơi: Sử dụng các trò chơi và hoạt động tương tác để dạy trẻ về an toàn. Các trò chơi mô phỏng tình huống có thể giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ quy tắc.
- Thực hành cùng trẻ: Làm mẫu và thực hành các quy tắc an toàn cùng trẻ. Ví dụ, khi đi bộ qua đường, hãy cùng trẻ thực hiện các bước an toàn.
- Khuyến khích đặt câu hỏi: Khuyến khích trẻ hỏi về các quy tắc an toàn. Đáp ứng các câu hỏi của trẻ một cách kiên nhẫn và rõ ràng.
- Khen ngợi và động viên: Khi trẻ tuân thủ quy tắc an toàn, hãy khen ngợi và động viên trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự hào và muốn tiếp tục tuân thủ.
- Thảo luận thường xuyên: Thường xuyên nhắc lại và thảo luận về các quy tắc an toàn, ngay cả khi không có tình huống cụ thể. Điều này tạo thói quen và giúp trẻ nhớ lâu hơn.
- Đưa ra hậu quả rõ ràng: Giải thích cho trẻ về hậu quả của việc không tuân thủ quy tắc an toàn. Ví dụ: “Nếu con không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, con có thể bị thương.”
- Tạo môi trường an toàn: Tạo ra một môi trường an toàn tại nhà và trong các hoạt động hàng ngày để trẻ có thể học hỏi và thực hành các quy tắc an toàn.