Con trai nữ DV nổi tiếng chứng kiến mẹ và bà cãi nhau, hình ảnh cuối của đứa trẻ khiến nhiều người rơi nước mắt

Hình ảnh cuối cùng về Đặng Lân Tử cho thấy những cảm xúc đau lòng trong lòng bé.

Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương dù là việc làm nhỏ nhặt nhất và việc những người lớn, đặc biệt cha mẹ, ông bà cãi nhau gay gắt có thể đem đến cảm xúc tiêu cực cho bé. Thậm chí theo suốt cuộc đời con.

Nữ diễn viên xứ Trung Đặng Sa từng cùng con trai Đặng Lân Tử tham gia show truyền hình thực tế "Mẹ là siêu nhân" và một cảnh quay đã tạo nên cuộc bàn luận sôi nổi.

Theo đó khi Đặng Lân Tử đang ngồi học bài, bà ngoại vô tình phát hiện cháu trai cầm bút tay trái nên đã nhắc nhở cậu bé phải chuyển bút sang tay phải. Đặng Lân Tử đã quá quen với việc cầm bút tay trái nên tỏ ra không hợp tác với lời nói của bà ngoại

Lúc này mẹ chồng Đặng Sa bất ngờ giáo dục Đặng Lân Tử, bà nhấn mạnh rằng phải biết bằng tay phải đồng thời tự tay chuyển bút từ tay trái sang tay phải của cháu.

Đặng Sa cũng có mặt ở đó nhưng tỏ ý đồng thuận với việc dùng tay trái để viết của con trai. Do đó giữa nữ diễn viên và mẹ đẻ xảy ra tranh cãi vô cùng gay gắt.

Thấy mẹ và bà ngoại cãi nhau, Đặng Lân Tử gương mặt buồn bã không biết phải làm thế nào. Cậu bé vừa muốn nghe lời bà ngoại vừa muốn được tự làm theo ý của mình giống như mẹ đã cho phép.

Cảm giác hụt hẫng và mệt mỏi khi nghe bà và mẹ cãi nhau khiến Đặng Lân Tử quyết định đổi bút sang tay phải để viết để không còn phải nghe những tranh cãi, phàn nàn từ mẹ và bà ngoại nữa.

Hình ảnh cuối của con trai Đặng Sa khiến nhiều người thấy thương, thậm chí họ thừa nhận đã rơi nước mắt khi nhìn Đặng Lân Tử. Cậu nhóc nằm gục xuống bàn bày tỏ sự bất lực, chắc hẳn em đã rất buồn bã.

Việc người lớn tranh cãi gay gắt gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý và cảm xúc của những đứa trẻ.

- Bé có xu hướng bạo lực

Khi nhìn thấy cha mẹ, ông bà cãi vã, thậm chí là đánh nhau thường xuyên, trẻ trẻ tin rằng đây là cách giải quyết vấn đề và sẽ giải quyết vấn đề theo cách của cha mẹ. Điều này có thể khiến trẻ thất bại trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ.

- Cảm xúc bị thay đổi liên tục

Người lớn cãi nhau trước mặt trẻ có thể gây ra những đau khổ tột cùng về cảm xúc. Chứng kiến những trận đánh nhau thường xuyên giữa người thân có thể hình thành cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Trẻ có thể gặp một số vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm .

- Gặp các vấn đề về sức khỏe

Nhìn thấy người thân cãi nhau thường xuyên, trẻ có thể cảm thấy lo lắng, chán nản và bất lực. Kết quả là, những đứa trẻ này có thể bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều. Chúng có thể bị đau đầu hoặc đau dạ dày. Chúng thậm chí có thể khó ngủ vào ban đêm. Cãi nhau giữa cha mẹ, ông bà có thể làm phát sinh những vấn đề hành vi ở trẻ.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não

Mối quan hệ gia đình căng thẳng có thể dễ dàng khiến trẻ lo lắng, sợ hãi và sợ hãi. Các nghiên cứu từ Đại học Stanford cho thấy khi trẻ cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, não bộ sẽ tiết ra một chất độc hại sẽ làm tổn thương các dây thần kinh não bộ ở vùng trí nhớ của trẻ.

Thực tế, để chăm sóc một đứa trẻ không phải là chuyện đơn giản, từ miếng ăn, giấc ngủ đến chuyện học hành, vui chơi của bé. Chính vì thế, với những người thân như bố mẹ và ông bà không thể tránh khỏi những bất đồng trong mối quan hệ khi cùng nhau chăm sóc và nuôi dạy con cái. Nhất là khi bà nội, bà ngoại và mẹ đều là những người đã và đang làm mẹ, cùng nhau chăm sóc con - cháu bị ảnh hưởng nhiều giữa những quan niệm xưa và nay. Thậm chí những bất đồng đó chỉ là sự hiểu lầm.

Ảnh minh họa

Do đó, khi có sự bất đồng và gây hiểu nhầm, chúng ta cần giải quyết một cách ổn thỏa:

- Chia sẻ và lắng nghe nhau

Cả hai nên dành thời gian để lắng nghe quan điểm của nhau. Điều này giúp hiểu rõ hơn về lý do và cảm xúc của đối phương.

Nên chia sẻ cảm xúc của mình một cách chân thành, nhưng cũng cần tế nhị để không làm tổn thương đối phương.

- Tôn trọng nhau

Nàng dâu nên nhận thức rằng mẹ chồng hay mẹ đẻ có kinh nghiệm và tình yêu thương dành cho cháu. Ngược lại, các bà cũng cần tôn trọng quyền nuôi dạy của nàng dâu.

Bên cạnh đó cả hai cũng cần tạo không gian riêng cho đối phương với con/cháu bởi các bà có thể có thời gian riêng với cháu, trong khi các mẹ cũng cần không gian để nuôi dạy theo cách của mình.

- Thống nhất nguyên tắc chăm dạy cháu

Cả hai bên nên cùng nhau thảo luận và thống nhất về nguyên tắc chăm sóc trẻ. Việc này giúp tránh sự khác biệt trong cách nuôi dạy.

Tuy nhiên cả hai bên cần có sự linh hoạt và sẵn sàng thỏa hiệp để tìm ra giải pháp tốt nhất cho đứa trẻ.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chồng

Nàng dâu nên nói chuyện với chồng để anh có thể giúp truyền đạt những mong muốn và nhu cầu của nàng đến mẹ trong việc chăm sóc con.

CHI CHI