Tôi từng yêu một bà mẹ đơn thân, dự định sẽ làm đám cưới, đón cả cô ấy và con riêng về sống chung. Song mọi thứ đều tan biến chỉ vì quyết định sai lầm của mình.
Ảnh minh họa
Tôi quen em khi vào công ty mới làm việc. Em xinh xắn, dáng người nhỏ, ăn mặc trẻ trung nên tôi nhanh chóng bị hấp dẫn. Khi chủ động làm quen, tôi lại càng thấy cả hai có nhiều điểm chung.
Vậy nhưng mãi về sau tôi mới phát hiện, em mới 25 tuổi nhưng đã làm mẹ đơn thân được hơn 3 năm nay, có con gái 5 tuổi, nghe đâu sinh con được ít năm thì chia tay. Tuy nhiên điều đó tôi cảm thấy cũng bình thường vì con người em rất tốt và rất hợp với tôi.
Mối tình của chúng tôi diễn ra khá nhanh, được 6 tháng tôi quyết định dẫn em về ra mắt gia đình. Bố tôi thì thoải mái, hài lòng nhưng mẹ tôi không được vui cho lắm vì bà nghĩ tôi có ăn học, công ăn việc làm tử tế lại là trai tân sao lại chấp nhận lấy gái một đời chồng, có con riêng.
Vậy nhưng khi mẹ tôi chưa kịp phản ứng thì bạn gái đã thông báo "hai vạch". Em kể đã thử thai thì có một vạch đậm và một vạch hơi mờ. Tôi đem chuyện này về kể với mẹ và bảo mẹ sắp xếp sang đó làm đám hỏi. Tuy nhiên mẹ tôi lại bảo:
- Từ từ đã có, có gì đâu mà vội, phải đi khám xem chắc chắn có đúng là có bầu không đã? Mà con có chắc là cái thai đó của con không? Nó làm mẹ đơn thân mấy năm rồi, ai mà biết được, con lại quen nó mới có nửa năm nay.
Ảnh minh họa
Nghe lời mẹ, tôi liên lạc với em nói rằng sẽ đưa em đi khám trước.
Trong khoảng thời gian đó, chúng tôi dẫn thêm con gái riêng của em về nhà để làm quen với bố mẹ tôi cho cháu đỡ bỡ ngỡ.
Ngày đưa em đi khám thai ở phòng khám dịch vụ, tôi ngồi ngoài đợi một lát thì được em gọi vào trong. Bác sĩ nói:
- Các em muốn kết hôn thì cứ thong thả chuẩn bị nhé, chưa có bầu đâu, có thể là que thử thai chưa chuẩn xác. Song có một điều khiến tôi khá băn khoăn nên chắc phải làm xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Hỏi kĩ hơn, bác sĩ nói bạn gái tôi có vấn đề về buồng trứng. Do đó, dù em đã từng sinh con nhưng trong thời gian tới, việc sẽ có thêm con là rất khó.
Câu nói của bác sĩ khiến tôi vừa thất vọng vừa hụt hẫng vì nếu không có bầu thì đời nào gia đình và mẹ cho tôi cưới em.
Sau buổi đi khám thai hôm đó, tôi đưa em về nhà và im lặng suốt 2 tuần, mặc cho em liên lạc hay nhắn tin. Mẹ tôi biết chuyện em không có bầu nên cũng nhắc nhở:
- Mẹ đã bảo con rồi, phải có bầu chắc chắn đã rồi mới cưới chứ không rước cô ta rồi cả con cô ta về nữa thì nuôi báo cô à. Đứa trẻ kia đã không có dòng máu của nhà mình, chắc gì nó chịu nghe lời. Rồi lấy một đứa mà không thể đẻ thì lấy về làm gì hả con.
Ảnh minh họa
Câu nói của mẹ cũng khiến tôi khá bối rối xen lẫn phân vân, định hẹn gặp em một lần cuối để nói lời chia tay vì dù sao tình yêu của chúng tôi xây dựng cũng chưa đủ lớn. Quả thực chúng tôi yêu quá nhanh nên cũng không dám cưới quá vội. Với vị thế của tôi chắc chắn sẽ lấy được đầy cô gái trẻ, sao phải yêu mẹ đơn thân như em.
Song chưa kịp nói lời chia tay thì em lại là người chủ động trước. Thậm chí em nói còn không cần phải gặp mặt mà chia tay qua điện thoại cũng được nên tôi cũng đồng ý ngay.
Sau khi chúng tôi chia tay, em cũng nghỉ việc tại công ty luôn.
Vậy nhưng qua những người bạn quen tôi biết được chỉ 3 tháng sau khi chúng tôi cắt liên lạc, em đã cưới chồng và chuyển nơi ở. Bất ngờ hơn, qua lời chia sẻ của người bạn, gia đình em rất giàu có nên bố mẹ mua nhà 7 tỷ cho em sau khi kết hôn.
Trước đây em chưa từng nói với tôi việc bố mẹ giàu, tôi chỉ nghĩ một bà mẹ đơn thân lại đi làm công ty thế này thì chắc cũng chỉ đủ ăn. Ai ngờ gia thế em lại tốt đến vậy.
Tức giận vì để vụt mất "con cá vàng", tôi chủ động liên lạc lại với em để hỏi cho ra nhẽ lý do vì sao lúc xưa em chủ động chia tay tôi. Em trả lời:
- Em không ngờ anh còn mặt mũi mà hỏi em. Vậy nên em càng cảm thấy thật đúng đắn khi chia tay anh. Con gái em quả thực không nhìn sai người. Chính nhờ con gái em mới biết được bộ mặt thật của anh và gia đình anh.
Ảnh minh họa
Theo như lời em kể, chính con gái em là người đã nói rằng không thích tôi vì cảm giác tôi không thật lòng với mẹ của nó. Không chỉ thế, ngày chúng tôi đưa đứa trẻ đến gặp gia đình tôi, mẹ tôi đã có những lời lẽ, hành động không tốt động chạm đến đứa trẻ.
Chính vì thế nó khăng khăng không muốn mẹ lấy chồng mới. Tuy nhiên những lời đứa trẻ nói, em chưa tin lắm nên đã nhờ bác sĩ bịa ra câu chuyện em gặp vấn đề sức khỏe không thể sinh con để thử lòng tôi và tôi đã thực sự sa bẫy.
- Tôi là mẹ đơn thân thật nhưng tôi có giá trị của mình. Bao năm qua tôi chưa đến với ai là vì tôi chưa tìm được người thực sự phù hợp, giúp cho con gái tôi cảm giác tin tưởng và bình yên chứ không phải là tôi vô giá trị. May tôi cũng chưa lấy anh, không thì sớm muộn cuộc đời của tôi và con gái một lần nữa lại khổ khi bước vào gia đình anh.
Đây là nguyên văn câu em nhắn cho tôi.
Tôi khá đau lòng, ai mà lường trước được việc cô ấy sẽ cho con gái là "thám tử" trước khi quyết định kết hôn cơ chứ. Nếu biết trước như thế tôi sẽ cố gắng lấy lòng đứa bé ấy. Như vậy thì giờ đây đã vừa có vợ lại được ngôi nhà to mà bố mẹ mua cho.
Bạn bè tôi thỉnh thoảng vấn trêu chọc gọi tôi là "con trai của mẹ" vì nếu khi đó không nghe lời khuyên của mẹ, có phải giờ đây đã khác.
Tâm sự từ độc giả trunghung...
Khi một chàng trai chưa vợ muốn kết hôn với một người mẹ đơn thân, có nhiều yếu tố cần cân nhắc để đảm bảo rằng quyết định này là tốt cho cả hai bên, đặc biệt là cho con cái. Dưới đây là một số điều quan trọng mà chàng trai nên suy nghĩ:
1. Hiểu về hoàn cảnh của mẹ đơn thân
Tình trạng gia đình: Mẹ đơn thân thường đã trải qua những khó khăn trong cuộc sống, có thể là chia tay hoặc ly hôn. Hiểu rõ về quá khứ của cô ấy sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về những gì cô ấy đã trải qua.
Tình cảm của mẹ dành cho con: Trẻ em là trung tâm của cuộc sống mẹ đơn thân. Bạn cần thấu hiểu rằng tình yêu thương của cô ấy dành cho con cái là rất lớn, và bạn cần tôn trọng điều đó.
2. Sự chuẩn bị tâm lý
Gánh nặng trách nhiệm: Khi kết hôn với mẹ đơn thân, bạn không chỉ trở thành người chồng mà còn có thể phải đóng vai trò như một người cha cho đứa trẻ. Cần phải chuẩn bị tâm lý cho trách nhiệm này.
Đối mặt với sự hoài nghi: Có thể sẽ có những hoài nghi hoặc áp lực từ cả hai phía gia đình. Bạn cần phải sẵn sàng để đối mặt với những điều này và bảo vệ mối quan hệ của mình.
3. Xây dựng mối quan hệ với con cái
Tạo dựng sự kết nối: Hãy cố gắng tạo mối liên hệ với con của mẹ. Điều này có thể bắt đầu bằng những hoạt động đơn giản như đi chơi, tham gia trò chơi hoặc hỗ trợ trong việc học tập.
Thời gian và kiên nhẫn: Trẻ em có thể cần thời gian để chấp nhận bạn. Hãy kiên nhẫn và cho phép trẻ làm quen với bạn từ từ.
4. Giao tiếp và thảo luận
Chia sẻ cảm xúc: Cần có sự giao tiếp cởi mở về cảm xúc và mong đợi từ cả hai phía. Thảo luận về việc nuôi dạy con cái, chia sẻ trách nhiệm và cách thức giải quyết các vấn đề có thể phát sinh.
Lắng nghe ý kiến của mẹ: Hãy để mẹ đơn thân bày tỏ mong muốn và quan điểm của cô ấy về mối quan hệ mới. Sự đồng thuận và sự hiểu biết lẫn nhau là rất quan trọng.
5. Lập kế hoạch cho tương lai
Tương lai của gia đình: Cần thảo luận về cách mà cả hai sẽ xây dựng cuộc sống gia đình trong tương lai. Điều này bao gồm cả vấn đề tài chính, giáo dục cho con cái và các kế hoạch dài hạn.
Giá trị và nguyên tắc sống: Hãy cùng nhau thảo luận và xác định những giá trị và nguyên tắc mà cả hai muốn nuôi dạy con cái.
6. Hỗ trợ tinh thần và vật chất
Đồng hành trong cuộc sống: Hãy chắc chắn rằng bạn có thể hỗ trợ mẹ đơn thân không chỉ về mặt tài chính mà còn về mặt tinh thần. Cô ấy có thể cần sự hỗ trợ trong việc chăm sóc con cái, công việc và các vấn đề khác.
Thời gian dành cho nhau: Dành thời gian cho nhau là rất quan trọng. Hãy chắc chắn rằng cả hai vẫn có những khoảnh khắc riêng tư để nuôi dưỡng tình cảm.
7. Đón nhận những thách thức
Những khó khăn có thể gặp phải: Mối quan hệ với mẹ đơn thân có thể gặp nhiều thách thức, từ việc trẻ không chấp nhận bạn đến việc bạn phải đối mặt với những kỷ niệm đau buồn từ quá khứ của cô ấy. Hãy chuẩn bị tâm lý để đối diện với những tình huống khó khăn này.
Kiên trì và nhẫn nại: Thành công của mối quan hệ này đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại. Hãy nhớ rằng mọi thứ sẽ cần thời gian để phát triển.
Kết hôn với một người mẹ đơn thân là một quyết định quan trọng và cần sự cân nhắc kỹ lưỡng. Chàng trai cần phải hiểu rõ về hoàn cảnh của người mẹ, chuẩn bị tâm lý cho trách nhiệm mới, và đặc biệt là xây dựng mối quan hệ tốt với con cái. Giao tiếp, sự đồng thuận và sự hỗ trợ lẫn nhau sẽ là chìa khóa để tạo dựng một gia đình hạnh phúc và bền vững.