Giúp con trai chăm sóc cháu nhiều năm liền, mẹ chồng hối hận khi nghe con dâu nói

Cuộc cãi vã của hai vợ chồng con trai con dâu ngày càng căng thẳng, không hồi kết khiến bà Kiều lại càng cảm thấy buồn phiền hơn.

* Câu chuyện được chia sẻ bởi bà Kiều (60 tuổi, Trung Quốc)

Bà Kiều năm nay 60 tuổi, đã nghỉ hưu và hưởng mức lương gần 15 triệu đồng mỗi tháng.

Chồng bà mất sớm từ khi cậu con trai duy nhất còn đang là học sinh trung học. Kể từ đó, bà Kiều ở vậy nuôi con ăn học.

Để có tiền cho con ăn học và mua nhà trong tương lai, bà Kiều không nề hà bất kì công việc gì, từ nhẹ nhàng cho đến cực nhọc. Sự vất vả của bà được đền đáp xứng đáng khi cậu con trai học xong, ra trường đi làm với mức lương 6.000 tệ/tháng (khoảng gần 22 triệu đồng).

Sau khi con trai lập gia đình, bà Kiều cũng bán căn nhà cũ dưới quê, góp thêm tiền tiết kiệm để mua một căn nhà mới cho vợ chồng con trai ở còn bà thì đi thuê nhà.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sau khi con dâu sinh cháu nội, bà Kiều quyết định chuyển sang sinh sống cùng con trai và con dâu để hỗ trợ các con chăm sóc em bé sơ sinh.

Bà biết con dâu mắc bệnh dị ứng nên mỗi ngày, không chỉ quần áo mà ga, gối, chăn... bà đều cố gắng giặt bằng tay sạch sẽ. Con dâu cũng kén ăn, không ăn cà tím, đậu, đậu phụ, rong biển, rau mùi, ớt chuông và su hào. Chính vì thế, mỗi ngày bà đều phải lên danh sách những thực phẩm sẽ nấu để tránh việc lãng phí và ảnh hưởng tới mối quan hệ của gia đình.

Tương tự như vậy, trong việc chăm sóc cháu nội, bà Kiều cũng vô cùng cẩn thận từng chút một. Bà thậm chí còn vừa bế cháu, vừa làm việc nhà hoặc mỗi khi đi ra ngoài đều phải bế cháu theo cùng vì không yên tâm để cháu ở nhà một mình.

Khi cháu trai tới tuổi đi học, bà Kiều định về quê nhưng con dâu giữ bà lại vì cần có người đưa đón đứa trẻ, vợ chồng con trai bà thì đều về muộn. Vậy nên bà lại quyết tâm ở lại.

Tuy nhiên những xung đột ngày một lớn khiến bà cảm thấy chán nản, nhất là khi kinh tế eo hẹp, các con không kiếm ra được nhiều tiền, bà nghĩ mình là gánh nặng cho các con.

Đơn cử như việc mới xảy ra cách đây không lâu. Bà kể, trong một lần thu dọn chén bát ở nhà bếp, bà nhìn thấy suất ăn của cháu trai còn thừa lại một miếng thịt. Không lỡ bỏ đi cũng không muốn cất vào tủ, bà Kiều đành cho vào miệng. Cảnh này bị con dâu bắt gặp.

Ảnh minh họa

Người con dâu lập tức chất vấn bà:

- Mẹ, mẹ không thể ra ngoài ăn uống công khai được ư mà sao phải ăn trong này. Mà có phải mẹ ăn thịt sườn của Tiểu Bảo không? Là con cất đi để bữa sau cho cháu ăn đó? Thịt sườn này rất đắt và hiếm, con phải xếp hàng mới mua được.

- Không, mẹ ăn miếng thịt thừa trong khay của nó chứ không biết miếng sườn nào.

Tuy nhiên con dâu bà Kiều lại không hề tin lời nói của bà mà đi kiểm tra đĩa thịt sườn trong tủ lạnh. Cô lập tức ra phòng khách tố cáo với chồng:

- Anh, mẹ đã ăn đồ ăn của Tiểu Bảo, là thịt sườn 3.000 tệ/kg (khoảng 10 triệu đồng). Em chỉ dám mua một chút ít để bồi bổ cho con.

Tuy nhiên thay vì mắng mẹ như cách vợ đã làm, người chồng thẳng thắn nói lại với vợ:

- Mẹ ăn sườn Tiểu Bảo thì có vấn đề gì sao? Đừng nói đến việc ăn một miếng sườn, mẹ ăn cả một dải sườn cũng chẳng làm sao cả.

Mẹ là người đã sinh ra và nuôi dưỡng anh đến giờ này, mẹ cũng đã giúp chúng ta chăm sóc con cái như một người bảo mẫu trong nhà mà chúng ta còn chưa phụng dưỡng mẹ một ngày nào. Trong khi đó, toàn bộ tiền lương hưu của mẹ còn góp vào cho chúng ta mua nhà và chi tiêu hàng ngày. Em thử nghĩ xem, với những điều đó, em soi mói mẹ chỉ vì một miếng thịt có đáng không?

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, người con dâu vẫn chưa chịu thua. Cô nói:

- Anh không thể kể công như thế được. Anh thử xem xung quanh đây, bà nào mà chẳng giúp con cái chăm sóc cháu. Mà bà cũng sống ở đây nên việc góp tiền ăn hàng tháng cũng là điều dễ hiểu thôi.

Cuộc cãi vã của hai vợ chồng con trai con dâu ngày càng căng thẳng, không hồi kết khiến bà Kiều lại càng cảm thấy hối hận và buồn phiền hơn. Bà nghĩ không ngờ vì mình mà gia đình con cái lại không hạnh phúc. Bà nghĩ việc của bản thân là chăm sóc cháu nhưng đáng ra khi các cháu lớn, bà nên rời xa khỏi chúng thì sẽ không có kết cục như ngày hôm nay.

Trên thực tế việc ông bà có nên hỗ trợ con cái chăm sóc cháu hay không và chăm sóc trong bao lâu là điều gây nên nhiều luồng tranh cãi khác nhau bởi về bản chất, chúng sẽ đem lại những lợi ích và mặt hạn chế khác nhau.

Chúng ta cần phải xem xét theo nhiều phương diện:

1. Gắn kết gia đình và tạo môi trường an toàn cho trẻ

Ông bà thường có một tình yêu sâu sắc dành cho cháu. Việc chăm sóc cháu không chỉ giúp các cụ cảm thấy hạnh phúc mà còn tạo cơ hội để gắn kết giữa các thế hệ. Thời gian bên nhau có thể giúp cháu hiểu và trân trọng truyền thống, văn hóa gia đình.

Nhiều ông bà có khả năng tạo ra một môi trường an toàn và yêu thương cho cháu. Họ có thể chăm sóc cháu theo cách mà cha mẹ đôi khi không thể, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời khi trẻ cần nhiều sự chú ý.

2. Hỗ trợ tốt cho cha mẹ

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều bậc phụ huynh phải làm việc cả ngày, đôi khi là những công việc căng thẳng. Sự hỗ trợ từ ông bà giúp giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ. Điều này không chỉ giúp họ có thêm thời gian cho công việc mà còn giúp họ duy trì sức khỏe tinh thần tốt hơn.

Ông bà thường có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ. Họ có thể chia sẻ những bài học quý báu từ cuộc sống, giúp cha mẹ trẻ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và giáo dục con cái. Những kinh nghiệm này thường rất giá trị và có thể giúp tránh những sai lầm không đáng có.

3. Nhiều mặt hạn chế khác nhau

Tuy nhiên, việc ông bà tham gia vào việc chăm sóc cháu cũng có thể gặp phải một số khó khăn. Có thể có sự khác biệt trong phương pháp nuôi dạy giữa ông bà và cha mẹ, dẫn đến những mâu thuẫn. Ông bà cũng có thể cảm thấy áp lực hoặc mệt mỏi khi phải chăm sóc trẻ nhỏ, nhất là nếu sức khỏe của họ không còn tốt.

Giải pháp cân bằng

Để đảm bảo rằng việc ông bà giúp chăm sóc cháu mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, cần có sự giao tiếp cởi mở giữa các thế hệ. Cha mẹ cần chia sẻ mong đợi và giới hạn của mình, trong khi ông bà cũng nên bày tỏ quan điểm và cảm xúc của mình. Sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp giảm bớt xung đột và tăng cường mối quan hệ gia đình.

THEO PHAN NGUYỄN (GHI)