Lần đầu về quê chồng nghỉ hè, giữa trưa thấy cảnh tượng trong nhà tắm, tôi vội vã ôm con bỏ về luôn

Thấy hành động của bố chồng, tôi không chấp nhận được.

Là một người mẹ, tôi hiểu rằng việc cho con sống ở nhiều môi trường khác nhau sẽ giúp ích rất lớn đối với hành trình phát triển của bé. Vậy nên cũng như bao phụ huynh khác, khi có dịp thì tôi sẽ đưa con rời nơi sinh sống để trải nghiệm thế giới bên ngoài.

Mọi khi cứ đến hè, gia đình nhỏ của tôi sẽ lại có những chuyến du lịch xuyên quốc gia, thậm chí ra cả thế giới. Cho đến nay, con đã được 5 tuổi, nhưng quả thực đây là năm đầu tiên tôi đưa con gái về quê ông bà nội nghỉ hè. Cuộc sống dưới quê khác hẳn trên thành phố, nên tôi cũng rất trông mong vào sự thích nghi của đứa trẻ sẽ như thế nào. Những ngày đầu ở quê với ông bà nội, cả tôi và con đều cảm thấy rất thoải mái, vui vẻ.

Ảnh minh hoạ

Cho đến khi một tình huống xảy ra, đã khiến tôi không thể nào chấp nhận được nên đã vội ôm con bỏ về. Cụ thể, một buổi trưa bình thường như bao bữa trưa khác, tôi đang nằm đọc sách trong phòng thì nghe tiếng con gái hét lên. Tưởng con bị té ngã hay gặp chuyện bất trắc gì nên tôi vội vã chạy ra kiểm tra. Lúc này, tôi thấy con đang đứng trước phòng tắm, đứa trẻ gọi mẹ và chỉ vào bên trong, bảo rằng ông nội không nghe lời, ông nội làm sai vì nhiều lần đi vệ sinh không đóng cửa.

Tôi cũng giật mình khi nghe con nói, mặc dù khá khó chịu vì sự bất cẩn của bố chồng, tuy nhiên tôi cũng không vội làm nghiêm trọng hóa vấn đề. Thay vào đó, tôi đã mở lời nhắc nhỏ bố chồng, mong ông sẽ chú ý hơn vì dù sao hiện tại cháu gái cũng đang sống chung nhà và bé cũng đã đến tuổi nhận thức giới tính.

Cứ tưởng, qua lần này thì bố chồng sẽ rút kinh nghiệm và sự việc sẽ không xảy ra thêm, nhưng có lẽ tôi đã kỳ vọng quá nhiều. Bố chồng vẫn “chứng nào tật nấy”, và cũng bởi vậy nên tôi và ông đã xảy ra tranh cãi. Bố chồng thậm chí còn thừa nhận hành động vô ý thức của bản thân, là do thói quen. 

Ảnh minh hoạ

Tuy nghiên, đây rõ ràng là một thói quen xấu, ảnh hưởng đến cháu gái và nếu ông nội bé không sửa được thì tôi cũng không có lý do gì để con ở lại chơi hè với ông bà. Cuối cùng, tôi quyết định đưa con về lại thành phố sớm hơn so với dự tính, kết thúc kỳ nghỉ hè của con ở quê với ông bà. Có lẽ, quả thực như nhiều bố mẹ từng nói, cháu được gửi cho ông bà nuôi dạy sẽ rất dễ hư và với câu chuyện tôi vừa được trực tiếp trải nghiệm, tôi thấy đúng là như thế.

Tâm sự từ độc giả lamphuong…@gmail.com 

Trẻ em, nhất là trong giai đoạn mẫu giáo hay tiểu học, rất dễ bị ảnh hưởng và bắt chước những hành vi, thái độ của những người xung quanh, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn và được coi là "hình mẫu". Điều này có thể được lý giải thông qua lý thuyết về sự học tập qua quan sát của Albert Bandura. Ông cho rằng trẻ em học được rất nhiều hành vi, kỹ năng mới thông qua việc quan sát và bắt chước những người khác. Cha mẹ, người thân, thầy cô và bạn bè chính là những "hình mẫu" quan trọng mà trẻ có thể học tập và noi theo.

Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi những "hình mẫu" này lại thể hiện những hành vi, thái độ tiêu cực không như mong đợi. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ cao về việc trẻ em sẽ học theo, và áp dụng những hành vi không phù hợp vào cuộc sống của chính mình. Như trong đoạn nội dung trên, người mẹ lo lắng khi con gái của mình bị ảnh hưởng bởi những hành vi tiêu cực từ giúp việc là chuyện dễ hiểu và hoàn toàn có cơ sở.

Vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ, mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy khác như xung đột gia đình, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là những hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, việc giải quyết vấn đề này nên càng sớm càng tốt.

Các bậc cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi của con cái. Bố mẹ cần trở thành những tấm gương sáng, thể hiện những hành vi, giá trị đúng đắn để con cái noi theo. Cha mẹ cần ý thức được tầm quan trọng của việc trở thành những người "mẫu mực" trong mắt con cái, và thường xuyên theo dõi, can thiệp kịp thời khi nhận thấy con có dấu hiệu học tập những hành vi không phù hợp từ những người xung quanh.

Nếu người có thói quen xấu lại là người trong gia đình như cô dì chú bác...lúc này, bố mẹ nên giúp trẻ phân biệt những hành động, lời nói nào là nên học hỏi hay không nên bắt chước theo. Bố mẹ cũng nên giải thích rõ ràng tác hại của những hành động, lời nói, thói quen xấu mà trẻ không nên làm theo. Chẳng hạn, nếu trẻ nói bậy, chửi thề sẽ trở thành người mất lịch sự, bị bạn bè xa lánh. Nếu trẻ mải mê yêu đương sẽ ảnh hưởng học tập. Nếu trẻ không biết giữ vệ sinh sẽ làm vi khuẩn chui vào cơ thể gây bệnh…

Cuối cùng, khi trẻ hình thành được thói quen tốt nào có thể khen ngợi con để trẻ cảm thấy thích thú. Ngược lại nếu trẻ có thói quen bắt chước nào xấu, hãy thẳng thắn giúp trẻ nhận ra điều đó là không nên. Những lần sau đó, con sẽ phân biệt được đâu là thói quen tốt - xấu để thực hiện.

TRANG TRI