Tôi có thể chấp nhận được việc bị cô ấy phản bội nhưng tôi không chấp nhận chuyện cô ấy liên tục lừa dối chính con gái mình để đổi lấy sự thương hại hoặc trả thù tôi.
Ảnh minh họa
Tôi và vợ cũ kết hôn được 1 năm thì sinh con gái đầu lòng, hiện cháu được 5 tuổi. Sau khi kết hôn và có con, vợ tôi không đi làm mà chỉ ở nhà chăm sóc con cái, mọi vấn đề tài chính trong nhà đều do một tay tôi quán xuyến.
Không chỉ vậy, tôi biết rằng việc chăm sóc con là rất vất vả nên tôi luôn cố gắng đối xử tốt với vợ. Ngoài giờ làm việc, khi ở nhà tôi luôn là người vào bếp nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo để cô ấy chỉ nghỉ ngơi. Mua được một chiếc điện thoại mới tôi cũng luôn nhường cho vợ dùng đầu tiên còn mình dùng lại điện thoại cũ của cô ấy.
Tôi nghĩ rằng dù khó khăn đến đâu tôi cũng sẽ để lại những điều tốt đẹp dành cho cô ấy nên luôn chiều chuộng vợ một cách không ngừng nghỉ, thậm chí còn khiến nhiều người lầm tưởng là tôi bị tôn thờ vợ quá mức.
Thế nhưng không ngờ đáp lại những cố gắng, nỗ lực của tôi lại là sự phản bội của cô ấy. Những cuộc cãi vã đầu tiên bắt đầu khi cô ấy cưới tôi được nửa năm thì đã ngoại tình. Nhưng lúc đó tôi đã bỏ qua và kết quả chúng tôi có con gái đầu lòng sau đó.
Ảnh minh họa
Những tưởng việc có con sẽ giúp cô ấy phấn đấu trở thành một người vợ, một người mẹ tốt nhưng không, cô ấy tiếp tục tái phạm nhiều lần khác dẫn đến việc tôi không thể chịu đựng thêm nên quyết định ly hôn khi con gái được 4 tuổi. Tôi nuôi con gái.
Tôi nghĩ rằng mình không thể để con gái sống với một người như vợ cũ, một người mẹ có lối sống không tốt sẽ chỉ đem lại những hành vi xấu cho con gái, khiến con có những sai sót trong quá trình trưởng thành.
Để đổi lấy việc được quyền nuôi con, tôi đã để lại tất cả tài sản cho vợ cũ, tất cả những gì cô ấy muốn và cô ấy cũng đồng ý. Mục đích của việc này cũng là để cô ấy nhận ra rằng gia đình, chồng và con mới là điều quan trọng nhất hơn những cuộc tình phù phiếm kia.
Thế nhưng có lẽ mọi thứ không đủ để thức tỉnh cô ấy vì sau khi ly hôn, cô ấy liên tục làm phiền cuộc sống của hai bố con. Mỗi lần cô ấy gặp con đều không mua cho đứa trẻ bất kì thứ gì, thậm chí một cái kẹo cũng không nhưng luôn đưa con gái theo mình tới tận 8-9h khuya mới trả về cho tôi mà không nói rằng đã đưa đứa trẻ đi đâu. Vậy chẳng phải là cô ấy đang muốn con gái đi vào vết xe để tiệc tùng thâu đêm suốt sáng của mình sao?
Cô ấy nói với con gái rằng mẹ rất yêu con nhưng vì bố không đồng ý cho mẹ sống cùng con nên không còn cách nào khác, bà phải rời khỏi nhà, rời khỏi con gái. Vợ cũ còn tỏ ra đau khổ khi mỗi lần chia tay con gái khiến cô bé liên tục khóc đòi mẹ và không cho mẹ rời đi.
Ảnh minh họa
Thế nhưng đằng sau những giọt nước mắt giả vờ khi chia tay con gái chính là nụ cười tự mãn của cô ta vì đã hành hạ được tôi. Cô ấy đã đem chính con cái ra trở thành công cụ trả thù vì tôi là người chủ động ly hôn cô ấy.
Quá nhiều sự dối trá ở đây nên tôi rất muốn nói cho con gái biết sự thật về người mẹ nó luôn thần tượng, để con không bị những lời nói dối đó lừa thêm nữa. Thế nhưng tôi biết khi tôi nói ra sự thật có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tâm hồn non nớt của con và bản thân cũng không dám nghĩ đến những điều kinh khủng hơn nữa mà đứa trẻ sẽ phải chịu. Vì thế tôi vẫn chưa biết làm gì?
Tâm sự từ độc giả thuyan...
Cãi vã, chia tay trong cuộc sống hôn nhân là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cha mẹ nên nhớ không nên lấy con cái ra trở thành công cụ để mình trả thù đối phương bởi người chịu tổn thương lớn nhất chính là những đứa trẻ.
Với trường hợp ông bố phía trên, việc làm cần thiết nhất chỉ là chăm sóc con cái một cách tốt nhất, hạn chế tối đa những tổn thương tâm lý mà con phải gánh chịu. Đứa trẻ vô tội, nó có quyền được hưởng tình mẫu tử. Chính vì thế điều người cha có thể làm là hãy bàn bạc với người vợ để cùng đưa ra những cách giải quyết tốt nhất cho cuộc sống của con gái.
Tầm quan trọng của việc chăm sóc cho con sau ly hôn
Trẻ nhỏ có thể không hiểu hết lý do dẫn đến ly hôn nhưng sẽ cảm nhận được sự thay đổi trong môi trường sống và tình cảm. Những cảm xúc như buồn bã, lo lắng, và thậm chí là tội lỗi có thể xuất hiện. Do đó, việc giữ một môi trường ổn định và yêu thương là rất quan trọng. Cha mẹ cần phối hợp để đảm bảo rằng trẻ cảm thấy an toàn, được yêu thương và có thể chia sẻ cảm xúc của mình mà không sợ bị phán xét.
Giao tiếp cùng nhau
Một trong những yếu tố quan trọng nhất là giao tiếp. Cha mẹ cần có những cuộc thảo luận cởi mở, trung thực về cách nuôi dạy con. Điều này không chỉ giúp xác định những gì tốt nhất cho trẻ mà còn tạo cơ hội để cả hai cùng hiểu nhau hơn. Thay vì tranh cãi hay đổ lỗi, hãy tìm kiếm sự đồng thuận trong cách chăm sóc con cái.
Lập kế hoạch nuôi dưỡng con
Cùng nhau lập kế hoạch nuôi dạy con sẽ giúp tạo ra một lộ trình rõ ràng. Điều này bao gồm việc xác định lịch trình thăm nuôi, trách nhiệm tài chính, và các hoạt động giáo dục hay giải trí cho trẻ. Việc có một kế hoạch rõ ràng giúp trẻ cảm thấy có sự nhất quán và ổn định trong cuộc sống hàng ngày của chúng.
Dành tình yêu thương cho con
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là cả cha và mẹ đều cần thể hiện tình yêu thương và sự hỗ trợ cho con cái. Điều này không chỉ thông qua lời nói mà còn qua hành động. Giới thiệu trẻ đến các hoạt động mà chúng yêu thích, tạo cơ hội cho trẻ giao lưu với bạn bè và giữ liên lạc chặt chẽ với cả hai bên gia đình sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và chấp nhận.