Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên

Còn 2 tuần lễ nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Những vườn đào Nhật Tân, đào lông Đà Lạt, thất thốn... tại Lâm Đồng đã chớm nở.

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên

Những ngày gần đây, không khí tại các nhà vườn Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đang trở nên nhộn nhịp. Người trồng đào tại Tp.Bảo Lộc tất bật triển khai các công việc để chuẩn bị vụ đào tết đang cận kềTuy nhiên, điều lo lắng nhất của người nông dân khi vất vả chăm sóc cây cả năm là sức mua của thị trường.

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 2).

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, thời tiết năm nay se lạnh kéo dài nên khá thuận lợi để các chủ vườn chăm sóc cho đào bung nở chính xác. Để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, từ đầu tháng 11 âm lịch, nhiều vườn đào ở Lâm Đồng đã tất bật với công đoạn chăm sóc, tuốt lá để đào ra hoa đúng dịp đón năm mới.

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 3).

Theo chân chủ nhân vườn đào Hồng Phương tại Tp.Bảo Lộc, anh Nguyễn Tiến Hồng, chủ vườn cho biết: “Vào những ngày này tôi thường phải thức khuya, dậy sớm. Năm nay, mùa đào chất lượng tốt nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên số lượng người chơi đào giảm mạnh so với những năm trước”.

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 4).

Hỏi về niềm đam mê và kỹ thuật trồng cây, anh Hồng chia sẻ: “Tôi đam mê từ nhỏ, tôi sinh ra trên đất Bắc, tuy không phải ở xứ đào Nhật Tân. Lớn lên tôi vào tỉnh Lâm Đồng lập nghiệp, khí hậu ở đây ôn hoà, se lạnh như mùa đông ở phía Bắc. Hàng năm mỗi dịp Xuân về, Tết đến tôi vẫn có thói quen mua đào, mai về chưng tết. Sau đó tôi đưa ra vườn trồng thử nghiệm"

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 5).

"Năm 2003 tôi trồng thử đào Nhật Tân và thấy có hiệu quả. Tôi cảm thấy vùng đất Lâm Đồng này thích hợp với giống đào Nhật Tân nên tôi mạnh dạn đầu tư. Đến năm 2006, tôi về làng Nhật Tân mua giống và tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, qua đây tôi được học thêm kỹ thuật chăm sóc và trồng thêm giống đào thất thốn ( 1 đốt 7 bông) và đến năm 2011 sản phẩm đào, mai vàng, nhất chi mai của tôi ra mắt và đứng vững trên thị trường Lâm Đồng", anh Hồng nhớ lại..

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 6).

Hiện tại trên các vườn tại Tp.Bảo Lộc và Tp.Đà Lạt của gia đình anh Hồng có khoảng hơn 5.000 gốc các loại, trong đó 40 gốc nhất chi mai, 200 gốc mai vàng, 300 gốc đào thất thốn.

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 7).

"Do ở thành phố, tất cả nhà dân nội thành không được rộng rãi, ít sân vườn nên lượng khách chơi cây chủ yếu là thuê, giá thuê tuỳ chủng loại cây to, nhỏ với giá giao động từ 1,5 triệu đến 10 triệu đồng để chơi Tết. Còn những khách muốn sở hữu những cây đạt về gốc, thế cây thì tôi bán với giá từ 15 đến 20 triệu/gốc", anh Hồng chia sẻ thêm.

Những hình ảnh người dân chuẩn bị đưa cây lên chậu đưa ra thị trường phục vụ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022:

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 8).

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 9).

Chuyển cây vào chậu.

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 10).

Vặt lá cho mai vàng nở đúng dịp.

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 11).

Trộn phân dinh dưỡng cho cây.

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 12).

Những cành đào nở bói, báo hiệu mùa xuân.

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 13).

Nhất chi mai hé nụ.

Văn hoá - Ngắm vườn đào Bắc chờ xuân trên vùng đất Tây Nguyên (Hình 14).

Vườn đào đua nở chờ xuân.