Về miền Tây miệt vườn không thể thiếu đặc sản là trái dừa. Đây không phải là cây trồng chủ lực mà còn được người dân sáng tạo mọi cách để tận dụng được giá trị của cây dừa. Điển hình trong số đó phải kể đến củ hủ dừa, còn gọi là tàu hủ dừa, đọt dừa hay cổ hủ dừa. Đây chính là phần lõi non nằm trên ngọn thân của cây dừa, vốn rất hiếm vì chỉ khi chặt đốn cây dừa mới có thể lấy được. Vì thế, vừa ăn món củ hủ dừa trộn, vừa tiếc hùi hụi cái cây.
Củ hủ dừa là phần lõi non nằm trên ngọn thân của cây dừa, vốn rất hiếm vì chỉ khi chặt đốn cây dừa mới có thể lấy được
Mọi người nghĩ rằng chỉ có trái duy mới ăn được, không ngờ đọt dừa cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon
Củ hủ dừa là nguyên liệu khá quen thuộc, dễ ăn và được sử dụng chế biến nhiều món ăn như: Món kho, món gỏi và đặc sản bánh xèo củ hũ dừa. Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ củ hũ dừa ngày càng cao trên thị trường, nhiều nông dân tại Kiên Giang đã nhìn thấy tiềm năng khởi nghiệp từ loại củ này.
“Giờ thì không còn cảnh tiếc hùi hụi khi ăn món củ hủ dừa nếu ghé vườn dừa của tôi. Bởi tôi trồng dừa lấy củ hủ dừa bạt ngàn. Muốn ăn món củ hủ dừa trộn hay hầm thịt chỉ nửa giờ sau là có. Không ai tiếc thương cây dừa nữa để mất vui trong bữa tiệc”, anh Năm Được - một trong những nông dân tiên phong trồng củ hũ dừa vui vẻ chia sẻ. Hiện tại, anh đang có một trang trại hơn 5 ha chỉ trồng dừa lấy củ với khoảng 25.000 cây.
Theo anh Năm Được, 2 năm trước anh bắt tay trồng dừa lấy củ hủ. Giống dừa anh được một cơ sở thu mua củ hủ dừa đưa giống và bao tiêu sản phẩm củ hủ dừa đồng thời cung cấp cho cả khách nhỏ, lẻ…
Trồng cây dừa lấy củ hủ dừa mang lại thu nhập cho người dân
Anh Năm Được chia sẻ, trồng dừa lấy củ hủ rất dễ, ít tốn công, phân thuốc nhưng quan trọng là giống dừa phải tốt. Đặc biệt, giống phải là giống dừa ta để cây phát triển nhanh, củ hủ to với đất phèn ở Kiên Giang. "Do phèn nên đất ở đây rất giàu Kali. Kali sẽ giúp cho nước và củ hủ dừa ngọt hơn nơi khác", anh Năm Được thổ lộ. Dừa trồng 18-20 tháng là có thể thu hoạch củ hủ non, đẩy nhanh quá trình so với trước đây.
Anh Năm Được cho biết, khoảng 3 tháng nữa anh sẽ thu hoạch đợt đầu với 4.000 cây dừa. Với giá củ hủ bao tiêu là 6.000 đồng/cái, anh Năm Được dự tính sẽ thu lời khoảng 200 triệu đồng. "Chi phí trồng dừa chiếm 30% doanh thu, tính ra trồng dừa lấy củ hủ lời rất tốt", anh Năm Được chia sẻ. So với nhiều giống cây khác, cây củ hũ dừa đã mang lại doanh thu cao hơn so với các loại khác.
Cũng tại Kiên Giang, anh nông dân 9X Lê Trọng Đáng (ngụ xã Tân Thạnh, huyện An Minh) có đồng ý tưởng khởi nghiệp trồng dừa chỉ để bán củ hủ. Trên phần đất của gia đình, anh Đáng đã mạnh dạng ươm giống hơn 600 cây dừa. Sau khoảng 3 tháng, anh đã thu được thành phẩm củ hủ dừa. Năm 2020 anh Đáng đã tìm đầu ra từ các nhà hàng xuất bán số lượng lớn. Nhận thấy được hiệu quả anh tiếp tục mở rộng diện tích và đầu tư ươm giống lần 2 trên 700 cây, trồng trên diện tích 35.000m2.
Nghề trồng cây dừa lấy củ hủ dừa đang tạo ra nguồn thu lớn cho người dân tại Kiên Giang.
Anh Đáng cho biết kỹ thuật trồng dừa không quá khó, cần giữ khoảng cách 2m cho mỗi cây. Cây dừa phù hợp với vùng đất phèn mặn, ít tốn công chăm sóc và ít sâu bệnh nên vốn và công bỏ ra không đáng kể. “Mình chỉ bỏ vốn ít ban đầu mua giống và trồng, về sau để nó tự nhiên phát triển. Vụ Tết này đơn hàng quá nhiều, không đủ cung cấp cho khách", anh Đáng nói.
Nhiều năm trở lại đây, ngày càng nhiều nông dân trong khu vực đã từ bỏ cây nhãn để chuyển hướng sang trồng dừa. Có rất nhiều thương lái lùng sục khắp nhà vườn của nông dân thu gom mua củ hủ dừa với giá cao ngất ngưởng.
“Vùng này, từ xưa tới giờ bà con chủ yếu trồng nhãn là chính. Do giá nhãn thời gian qua không ổn định, kèm theo đó là tình hình dịch bệnh phức tạp, khâu chăm sóc lại cực nhọc khiến cho nhà vườn nản lòng. Từ đó, những người cung cấp giống dừa “bắt” đúng mạch khiến nhiều người xiêu lòng tin theo”, anh Đáng cho biết. Tính đến nay, chỉ riêng trên địa bàn xã Tân Thạnh số lượng dừa giống được người dân trồng lên đến hàng chục ngàn cây, dừa được trồng với mật độ đông ken, dày đặc khoảng từ 200 – 500 cây/công.