Ngôi làng nổi tiếng Hưng Yên, người dân sống bằng nghề truyền thống, thu nhập cao "ngất ngưởng"

Nhắc đến chuyện xã hội phát triển theo hướng hiện đại hoá, ngư dân không dùng đó để đánh bắt tôm cá, vậy làng nghề có dần bị mai một đi hay không, anh Công Nhân bộc bạch: “Nghề đan đó ở quê mình dù như thế nào cũng sẽ không mai một".

Hưng Yên – mảnh đất thanh bình, yên ả với nhiều địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, như: làng Nôm, hồ Bán Nguyệt, văn miếu Xích Đằng… Trong đó chúng ta không thể không kể đến ngôi làng có nghề truyền thống đan đó – làng nghề Thủ Sỹ (Thủ Sỹ, Tiên Lữ).

“Quê mình cách trung tâm thành phố Hưng Yên chừng 7km, nổi tiếng với nghề đan đó – loại dụng cụ truyền thống của nhiều nhà nông ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, dùng để đánh bắt cá tôm. Hiện làng không chỉ trở thành địa điểm du lịch văn hoá mà con là nơi truyền cảm hứng nghệ thuật vô tấn của nhiều nhiếp ảnh gia trong nước lẫn quốc tế. Mình thực sự tự hào về quê hương”, anh Công Nhân (30 tuổi) – một người dân tại làng nghề Thủ Sỹ cho biết cho biết.

"Quê mình cách trung tâm thành phố Hưng Yên chừng 7km, nổi tiếng với nghề đan đó – loại dụng cụ truyền thống của nhiều nhà nông ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, dùng để đánh bắt cá tôm", anh Công Nhân nói.

Người già ngồi trước hiên nhà đan đó để xuất khẩu đi khắp nơi.

Làng nghề Thủ Sỹ chuyên sản xuất các loại đó với chừng 500 người làm nghề, tập trung ở hai thôn Nội Lăng và Tất Viên. Anh Công Nhân tâm sự: “Nói là làng nghề truyền thống nhưng lại tập trung ở 2 thôn khác nhau. Vì thế nhiều người bất ngờ khi đặt chân đến đây. Họ luôn ngỡ làng nghề Thủ Sỹ là một làng. Mình muốn giải thích điều này để mọi người hiểu rõ hơn, không có sự nhầm lẫn nào cả”.

Vừa dứt lời, người đàn ông quê nhãn cho hay, người dân ở làng nghề đã gắn bó với nghề đan đó từ lâu, khoảng hơn 2 thế kỷ. Hơn cả đây chính là nghề đem lại thu nhập chính cho người dân, nhiều hộ đã “lên đời” bằng chính những chiếc đó.

Làng nghề Thủ Sỹ chuyên sản xuất các loại đó với chừng 500 người làm nghề, tập trung ở hai thôn Nội Lăng và Tất Viên.

“Một chiếc đó trắng khi được hoàn thiện được bán ra thị trường với giá 25.000 đồng/chiếc. Nếu nó là màu nâu cánh gián thì đắt hơn, khoảng 40.000 đồng/chiếc. Vì thế mọi người chỉ cần tới bất cứ hộ nào của làng nghề đều có thể bắt gặp hình ảnh người dân ngồi trước sân thoăn thoắt đan đó. Đặc biệt họ đan miệt mài chẳng thấy mệt vì có tiền trang trải cuộc sống, được thực hiện cái nghề truyền thống của gia đình. Mình nghĩ hiếm có làng quê nào duy trì được nghề truyền thống giữa xã hội hiện đại như bây giờ”, anh Công Nhân nói.

Nghề đan đó nhìn qua tưởng dễ dàng, ai cũng có thể đan được, song thực tế, nó rất cần sự khéo tay và tỉ mỉ. Nhưng ở làng nghề ai cũng có thể làm được, từ những cụ già đến những trẻ em 5 - 6 tuổi đã có thể đan đó  đem đi bán. “Có lẽ cái nghề đã ăn sâu vào trong máu của người dân. Chúng mình vẫn đùa với nhau rằng biết đan đó từ khi còn trong bụng mẹ. Mình nói hẳn nhiều người không tin nhưng thật sự là thế. Chỉ cần lớn chút là trẻ nhỏ đã học được cách đan đó, kiếm tiền phụ giúp gia đình rồi”, người đàn ông tâm sự.

Nghề đan đó nhìn qua tưởng dễ dàng, ai cũng có thể đan được, song thực tế, nó rất cần sự khéo tay và tỉ mỉ.

Nguyên liệu để sản xuất ra những chiếc đó thường là tre nứa già được chuyển từ rừng về. Ban đầu người dân sử dụng dao thật khéo để chẻ những thanh nứa, thanh tre thành các nan đan các loại. Mỗi loại nan sẽ có các kích thước khác nhau đặc biệt phải vót thật đều và mỏng. Thường công đoạn này sẽ do đàn ông thực hiện bởi tốn khá nhiều công sức. Nan sau khi được chẻ gọn gẽ thì được chia ra để nghệ nhân sử dụng đan thành sản phẩm.

Nhắc đến chuyện xã hội phát triển theo hướng hiện đại hoá, ngư dân không dùng đó để đánh bắt tôm cá, vậy làng nghề có dần bị mai một đi hay không?, anh Công Nhân bộc bạch: “Nghề đan đó ở quê mình dù xã hội như thế nào cũng sẽ không mai một đi. Xưa nó chỉ là một ngư cụ dành cho người dân vùng biển. Song giờ khác rồi, nó được ưa chuộng trong thiết kế nội thất, trang trí mỹ thuật trong các nhà hàng, quán ăn mang đậm phong cách làng quê Việt xưa.

Có một điều mình vô cùng tự hào đó là đó làng mình hiện rất được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Sản phẩm đã được xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ”.

Nguyên liệu để sản xuất ra những chiếc đó thường là tre nứa già được chuyển từ rừng về.

Ngoài nghề truyền thống, nơi đây còn gây choáng ngợp với hình ảnh một làng quê đậm chất Bắc Bộ, có cây đa, giếng nước, sân đình, luỹ tre cùng mái nhà ngói cũ kỹ. Tất cả tạo nên khung cảnh bình yên đến lạ thường.

“Người dân trong làng nghề cũng là một phần tạo nên dấu ấn đối với khách du lịch ghé tới. Họ chân chất, hiếu khách và sẵn sàng dành thời gian để kể về nghề truyền thống cho ai muốn tìm hiểu, lắng nghe.

Và mình nghĩ khung cảnh ở quê mình cũng thật tuyệt vời, chẳng nơi nào có được. Thường nhà nào cũng “trang trí” từng chùm đó giống như bó hoa khổng lồ ở trước cổng hoặc trong sân nhà. Sau đó tiến sát hiên nhà là những cụ già, trẻ nhỏ quây quần vừa nói chuyện vừa đan đó…”, anh Công nhân nói.

NGỌC HÀ