Hải sản chứa nhiều đạm và các chất dinh dưỡng, giàu vitamin (đặc biệt biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali...). Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, hải sản cũng tiềm ẩn một số nguy cơ với sức khỏe, đặc biệt với những đối tượng không nên ăn.
1. Người bị bệnh tiểu đường
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng, chế độ ăn điều trị bệnh tiểu đường chỉ đơn giản là kiểm soát lương thực chính có hàm lượng carbohydrate cao, nhưng không hạn chế hải sản. Tuy nhiên, cách làm này cực kỳ bất lợi cho sức khỏe. Ăn nhiều cá, tôm và các thực phẩm khác có các axit amin cũng sẽ được chuyển hóa thành glucose, gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Người bị bệnh gout
Hải sản là một trong những món ăn kiêng kỵ đối với những người bị gout hay viêm khớp. Trong hải sản như tôm, cua, hàu… có nhiều khoáng chất như canxi , kẽm, sắt, đồng , kali. Với những người bị viêm khớp hoặc bị gout, lượng kẽm trong đồ hải sản có thể phá hủy sụn khớp gây đau, sưng, cứng khớp. Ăn càng nhiều sẽ khiến các triệu chứng này nặng hơn dẫn đến tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.
3. Người bị xơ gan
Trong giai đoạn bệnh xơ gan khởi phát, chức năng đông máu của người bệnh sẽ bị suy giảm, biểu hiện là thời gian đông máu kéo dài và xu hướng chảy máu. Vì vậy, về chế độ ăn uống, cần giảm ăn những thức ăn có tác dụng chống đông máu như nấm, tôm, cá... Vì các loại hải sản có chứa axit béo không no chuỗi dài EPA, có thể chuyển hóa thành prostacyclin PG3 có tác dụng chống đông máu trong cơ thể.
4. Những người có vết thương hở
Có một số loại hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu, mẩn ngứa quanh vùng bị sẹo. Đồng thời làm vết thương lâu lành. Do vậy những người đang có vết thương hở cũng cần phải kiêng ăn hải sản. Đồng thời bổ sung thêm những món giàu vitamin như rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp vùng tổn thương mau lành.
5. Người bị rối loạn tiêu hóa
Hải sản chứa rất nhiều đạm do đó có thể gây khó tiêu, đầy bụng. Vì thế mà không nên dùng hải sản cho những người tỳ vị hư yếu (dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát).
6. Người bị đau mắt đỏ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì những người đang mắc bệnh đau mắt đỏ, hoặc mắt bệnh viêm giác mạc thì nên tránh xa tôm và hải sản. Bởi theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Thêm vào đó, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…
7. Những người bị viêm họng
Những người đang bị ho hay bị bệnh hen cũng không nên ăn nhiều hải sản. Bởi hải sản có khả năng gây kích ứng cao, do đó nếu bạn từng bị viêm họng sử dụng những loại thực phẩm này một cách không cẩn thận sẽ khiến bệnh viêm họng trở nặng thêm, các loại hải sản sẽ gây kích ứng làm khô họng và tạo nên triệu chứng ho khan thành từng cơn, khiến cho bệnh thêm lâu khỏi.
8. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Nếu phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú thường xuyên ăn đồ hải sản thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ nhỏ, đặc biệt có những triệu chứng phải đến khi trẻ từ 7-14 tuổi mới xuất hiện. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế ăn đồ hải sản, tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.
9. Những người bị dị ứng da
Hải sản là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng đây cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng trong khi ăn uống. Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có thể trạng không hợp với hải sản như cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ... Chất gây dị ứng có trong đồ biển khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm.
10. Người đang bị hen suyễn
Nếu như bạn đang mắc bệnh hen suyễn hoặc suy hô hấp, hoặc một căn bệnh về phổi thì không nên ăn tôm và hải sản. Bởi khi bạn ăn tôm, hải sản có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm và các loại hải sản để tránh bị lên cơn hen suyễn.
Lưu ý khi chọn và chế biến hải sản:
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn hải sản, nên chọn hải sản tươi sống (cá còn bơi, tôm nhảy, ghẹ sống) bởi hải sản tươi mới còn nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon.
- Không chọn hải sản đã bị ươn thối, bể bụng, mềm nhũn, chảy nhớt, có mùi hôi... vì dễ gây ngộ độc cho người sử dụng.
- Để giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng và vị ngọt, nên chế biến hải sản bằng phương pháp hấp, luộc, nướng hơn là chiên rán.
- Làm sạch và khử mùi tanh của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt... Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn nóng mới nhiều dinh dưỡng.
- Trong hải sản thường có ký sinh trùng. Vì vậy, cần nấu chín kỹ mới ăn để tránh mắc bệnh.