Những xu hướng thời trang điên rồ từng làm mưa làm gió

Mặc váy làm bằng giấy, đi giày cao gót bên thấp bên cao,... đã từng là những xu hướng thời trang khiến nhiều người phải hoang mang.
1-1623595376343582393213-crop-16235957298581550191672-1623895183.png

1. Thế kỷ 19: "Đi khập khiễng" mới là đẹp.

Vợ của Hoàng tử xứ Wales, bà Alexandra đã từng là một biểu tượng thời trang thế kỷ 19. Bất cứ trang phục hay hành động nào của bà đều có thế trở thành xu hướng của các quý cô thời đó. Thậm chí, vào năm 1867 việc bà đi khập khiễng do căn bệnh thấp khớp cũng nhanh chóng được cho là “thời thượng”.

Các quý cô bắt đầu luyện tập để đi khập khiễng giống bà, một số nơi còn bắt đầu sản xuất những đôi giày cao gót có độ cao khác nhau để các quý cô có thể đi khập khiễng một cách tự nhiên hơn.

2. Váy bó chân

photo-1-1623594858711304999230-1623895188.jpg

Những chiếc váy bó chân này đã từng rất thịnh hành vào những năm 1908 đến năm 1914. Người ta cho rằng, chính nữ phi công Hart Berg đã là người dẫn đầu xu hướng này khi cô buộc chân váy của mình bằng một sợi dây để váy của cô không bị thổi lên trong lúc cô đang lái máy bay.

3. Váy làm bằng giấy

1-1623595376343582393213-crop-16235957298581550191672-1623895183.png

Vào những năm 60 của thế kỷ 20, để thúc đẩy nhu cầu sử dụng giấy nhiều hơn, các nhà sản xuất giấy vệ sinh đã thành công tạo ra xu hướng mặc váy làm bằng giấy. Đi đầu là Công ty Giấy Scott khi họ bắt đầu sản xuất những chiếc váy bằng giấy có giá 1,25 USD. Sau đó, những mặt hàng phong phú khác liên tiếp ra đời như quần áo giấy cho trẻ em, váy cưới, và thậm chí cả áo mưa và bikini chỉ có thể sử dụng 2 hoặc 3 lần. Đỉnh điểm là năm 1960, Mars Hosiery đã phải làm ra 100.000 chiếc váy mỗi tuần.

4. Trào lưu cột thu lôi ở châu Âu

photo-1-162359486771379912459-1623895262.jpg

Sau khi Benjamin Franklin phát minh ra cột thu lôi vào giữa thế kỷ 18, thì đến cuối thế kỷ này, những chiếc mũ, ô, trang phục mang hình dáng của những chiếc cột thu lôi di động bất ngờ trở thành xu hướng trong tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ. Mũ của phụ nữ thường gắn một dải ruy băng kim loại với một chuỗi bạc. Kèm theo đó, họ sẽ đeo những sợi xích dài chạm đất ở phía sau lưng. Họ tin rằng, nếu bị sét đánh nguồn điện sẽ từ mũ đi theo đường dây xích và truyền xuống đất, như vậy người mặc bộ đồ sẽ không chịu tổn hại.

5. Phụ nữ La Mã nhuộm tóc bằng “xác những con đỉa”

photo-2-1623594867716600112252-1623895265.jpg

Ở La Mã cổ đại, phụ nữ có những kiểu tóc rất phức tạp vì chúng là biểu tượng của sự giàu có và địa vị. Thời đại này, chỉ những phụ nữ giàu có mới có thể dành nhiều thời gian cho mái tóc của họ. Tuy nhiên cách chăm sóc tóc của họ vẫn còn thủ công và có phần “kinh dị”. Họ sử dụng phân chim bồ câu để làm sáng màu tóc, nhuộm tóc đen bằng xác những con đỉa thối, nhổ tóc bạc bằng cách đắp mặt nạ tóc thảo dược kèm với giun,...

6. Đàn ông mặc áo nịt ngực

photo-3-1623594867718316624501-1623895324.jpg

Không chỉ phụ nữ mới phải chạy theo thời trang, vào thế kỷ 18 và 19, các quý ông cũng bị ám ảnh bởi vẻ ngoài của mình đến mức họ đã chi rất nhiều tiền cho quần áo của mình. Những quý ông đeo vòng cổ làm bằng nhựa cứng, họ mặc áo nịt ngực để trông mảnh mai hơn. Thậm chí, chiếc quần bó của họ được thít quá chặt, làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, khiến mặt, mắt, cổ đều sưng tấy.

photo-4-1623594867721770384730-1623895329.jpg

6. Đàn ông có sẹo ngang má sẽ là vị hôn phu lý tưởng.

photo-1-1623595417676981089144-1623895333.jpg

Từ những năm 1930 đến những năm 1950, người Đức và Hà Lan cho rằng người đàn ông có sẹo ngang má sẽ là một vị hôn phu lý tưởng. Vốn dĩ, vết sẹo trên má của họ là do bị thương trong quá trình luyện tập đấu kiếm. Đây một bộ môn thể thao mang tính biểu tượng mà chỉ những người có quyền thế mới được luyện tập. Điều này cũng có nghĩa rằng, vết sẹo này đã vô tình thể hiện địa vị của họ. Tuy nhiên, việc vết sẹo trở thành xu hướng cũng thúc đẩy một bộ phận đàn ông thời đại này cố tình tạo ra các “vết sẹo giả” để bản thân trông ấn tượng và hợp thời.

7. Vào thế kỷ 18, nam giới trang điểm và làm đẹp nhiều hơn cả phụ nữ

photo-6-1623594867724945136481-1623895396.jpg

Vào thế kỷ 18, những người đàn ông giới quý tộc bắt đầu đội tóc giả bằng tóc giả, lông ngựa hoặc lông cừu. Họ mặc trang phục làm bằng chất liệu sa tanh, lụa, batiste.

Họ trang điểm cho nước da trắng bạch, đánh phấn má và môi, tô lông mày đậm để có độ tương phản. Đàn ông cũng sử dụng mặt nạ trị tàn nhang và kem dưỡng da, họ dùng nước xịt miệng và các sản phẩm làm đẹp khác.

8. Năm 1920, phụ nữ ngực phẳng mới là đẹp

photo-7-1623594867725125787481-1623895401.jpg

Vào những năm 1920, một bộ phận rất lớn phụ nữ phương Tây bắt đầu phá vỡ những quy chuẩn về mẫu người phụ nữ đoan trang, dịu dàng. Họ cắt tóc ngắn, mặc trang phục quyến rũ và sẵn sàng ngỏ lời với người đàn ông mà họ thích. Nhưng đặc biệt, họ bắt đầu thay thế những chiếc áo nịt ngực bằng những chiếc áo lót khiến ngực của họ trông phẳng hơn.

9. Trang sức, phụ kiện, họa tiết,... làm bằng xác bọ

photo-8-1623594867727809712594-1623895405.jpg

Vào thế kỷ 19, ở châu Âu, người ta dùng cánh bọ làm họa tiết trên những loại vải đắt tiền được xuất khẩu từ Ấn Độ. Với màu sắc lấp lánh, độc đáo, chỉ cần một chút ánh sáng chiếu vào những họa tiết này sẽ trở nên vô cùng ấn tượng và nổi bật. Việc tạo ra những bộ quần áo này cũng rất kỳ công, mỗi bộ trang phục như thế này cần đến hơn 3000 chiếc cánh.

Năm 2009, nhà thiết kế trẻ Holly Russel đã lấy cảm hứng từ thời trang này tạo ra một chiếc váy voan màu xanh với họa tiết làm bằng cánh bọ cho Lady Gaga.

photo-9-1623594867729818630-1623895410.jpg

Theo vtv.vn