Phanh Lee phu nhân TGĐ tập đoàn nghìn tỷ vắt sữa mỗi ngày cho con bú, sữa tràn trề kín 2 tủ lạnh

Nhìn tủ đông sữa mà diễn viên Phanh Lee để dành cho các con, nhiều bà mẹ bỉm khác phải "thèm".

Trong phương pháp nuôi con hiện đại, việc trữ sữa mẹ bằng tủ đông được nhiều bà mẹ ưa dùng bởi sau trong khoảng thời gian 6 tháng đầu sữa mẹ về nhiều nhất và chất lượng nhất. Càng kích sữa nhiều càng cho ra nhiều sữa và có thể trữ đông cho con dùng dần mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng. Phương pháp này giúp các bà mẹ nuôi con về sau tiết kiệm các chi phí mua sữa ngoài mà bé vẫn có nguồn sữa vô cùng dinh dưỡng để dùng.

Với 2 lần sinh con, nữ diễn viên Phanh Lee đã có quá nhiều kinh nghiệm trong việc trữ sữa đông này cho em bé. Chính vì thế, ở lần sinh bé thứ 2, bà mẹ đã quyết định "dốc toàn lực" để kích sữa và vắt sữa trong 6 tháng đầu tiên để trữ đông cho con dùng dần. Hình ảnh mới đây về ngăn tủ đông chứa đầy sữa mẹ của phu nhân tổng giám đốc tập đoàn nghìn tỷ Nguyễn Thành Nam chắc chắn sẽ khiến nhiều trầm trồ, số khác phải ghen tỵ vì Phanh Lee quá nhiều sữa cho con bú.

Theo chia sẻ của nữ diễn viên sinh năm 1990, em bé thứ 2 nhà cô là bé Sake hiện tại mới được 6 tháng tuổi, trong suốt 6 tháng qua mỗi ngày bé bú đủ từ 6,7 cữ sữa và thêm 4 cữ sữa mẹ tươi được vắt ra từ 220-270ml/cữ (tổng khoảng hơn 1000ml - PV), thế nhưng cô vẫn vắt thêm ra được rất nhiều sữa khác và trữ vào 2 tủ đông của gia đình, bên cạnh đó còn đang gửi nhờ nhà mẹ 1 thùng xốp. Số sữa này sẽ được bà mẹ cho các con dùng dần trong khoảng thời gian sắp tới.

"Chăm chỉ vắt sữa 6 tháng để được nghỉ hưu sớm đây các mẹ ơi. Mỗi ngày Sake vẫn đủ từ 6,7 cữ sữa tươi (220-270) mà vẫn dư ra để dành được 2 tủ đông như thế này tôi cũng thấy bõ công đau lưng ê ẩm. Nuôi con mấy năm liền rồi cũng tới lúc thấy oải chứ nhỉ.

Gần 2 tuần qua là ông Sake cũng uống vẹm 1 góc rồi. Còn đang gửi bên bà 1 thùng xốp chứ không là cũng tràn 2 tủ đó. Mẹ xin phép lười 1 chút để còn dành sức lực chăm 2 cục yêu của mẹ" - diễn viên Phanh Lee hài hước tâm sự.

Được biết trước đó, phu nhân Nguyễn Thành Nam cũng từng nhiều lần khoe "thành quả" ngọt ngào của mình sau nhiều giờ liền ngồi kì cạch vắt sữa cho con bú khiến ai cũng phải trầm trồ vì sữa của cô vàng sánh và rất nhiều.

Nữ diễn viên Ghét thì yêu thôi sinh 2 em bé liền nhau, con đầu là em bé Sochu, sinh tháng 7/2021 và em bé thứ 2 là Sake, sinh tháng 11/2022. Phanh Lee dùng khoảng thời gian gần 3 năm liền để tập trung nuôi và dạy các con được tốt và chưa quay lại với công việc. Nữ diễn viên vẫn có ý định dành nhiều thời gian bên cạnh các con trong thời gian sắp tới.

Không chỉ Phanh Lee mà hiện tại cũng rất nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ lựa chọn việc vắt sữa trữ đông song song với cho con bú. Tuy nhiên nếu không biết cách vắt và trữ đông đúng, sữa mẹ không những không để được lâu mà còn mất chất, bị vi khuẩn xâm nhập. Chính vì thế các mẹ cần lưu ý.

1. Số lượng sữa vắt hợp lý

Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần (khoảng 100-150ml) là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn (hoặc do mẹ không có nhiều thời gian để cho bú trực tiếp) thì  số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé.

2. Bảo quản trong nhiệt độ phòng

Sữa mẹ sẽ bảo quản được từ 4-6 giờ ở nhiệt độ 19-26°C. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ, trời nóng là dưới 1 giờ, dưới 200C không nên quá 2 giờ. Do  sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.

3. Bảo quản trong tủ lạnh

Với ngăn mát tủ lạnh: Sữa mẹ bảo quản được 3-8 ngày ở nhiệt độ 4°C hoặc thấp hơn. Nếu mẹ không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt, nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Với tủ đông: Sữa mẹ sẽ bảo quản được 6-12 tháng ở nhiệt độ -18 đến -20°C. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, mẹ nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá.

Với sữa mẹ đã rã đông sẽ bảo quản được trong tủ lạnh tối đa thêm 10 giờ và chú ý không làm đông lạnh lại. Khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½ -1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài.

4. Lưu trữ trong các dụng cụ

Sau đó bảo quản sữa mẹ được vắt ra trong những đồ đựng làm từ nhựa cứng hoặc thủy sinh có nắp sạch. Mẹ cũng có thể dùng những chiếc túi nhựa bảo quản sữa mẹ chuyên dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia khuyên không nên sử dụng túi nhựa lâu dài vì chúng có thể bị chảy và nhiễm khuẩn dễ hơn các loại đồ đựng cứng.

Để tăng sự an toàn, mẹ có thể xếp những chiếc túi sữa vào một hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa cứng có nắp đậy kín. Bên cạnh đó, một vài chất dinh dưỡng nhất định trong sữa có thể bám vào thành túi nhựa khi được bảo quản dài ngày, dẫn đến bé bị mất những chất dinh dưỡng cần thiết khi bú sữa này.

Cho dù mẹ lựa chọn bảo quản sữa trong tủ lạnh hay làm đông lạnh, mẹ cần lưu ý:

- Rửa tay trước khi xử lý sữa và lưu trữ. Vệ sinh sạch sẽ mọi dụng cụ lưu trữ để tránh vi khuẩn gây hại.

- Sử dùng các hộp khử trùng, tốt nhất là chai nhựa, hoặc túi sữa nhựa có sẵn tại một số cửa hàng nhà hóa học và shop đồ em bé.

- Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh.

- Giữ máy hút vú sạch sẽ. Rửa sạch các bộ phận trong nước xà phòng nóng và rửa chúng kỹ lưỡng trước khi khử trùng.

- Không được lưu trữ sữa mẹ trong các khay đá.

Khi đông lạnh và rã đông sữa mẹ, các mẹ cần biết:

- Đừng bao giờ rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì việc này sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa.

- Không lưu trữ sữa mẹ trong cánh cửa của tủ lạnh.

- Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì sóng của thiết bị này có thể làm mất một số hoạt tính có lợi của sữa, đồng thời việc làm nóng không đều của lò vi ba có thể khiến con bạn bị bỏng.

- Nếu sữa có mùi hơi lạ sau khi rã đông dù đã làm đúng cách, nguyên nhân có thể do sữa bạn có men lipase cao. Đây là một loại men tiêu hóa chất béo gây mùi vị khác lạ cho sữa sau khi rã đông.

-  Có thể làm đông sữa mẹ trong bình trữ sữa hoặc túi sữa mẹ. Không trữ đầy sữa vào bình hoặc túi quá ¾, để khoảng rộng để khi mở có thể lấy sữa dễ dàng hơn.

-  Ghi nhãn thời gian vào bình hoặc túi trữ sữa để có thể theo dõi dễ dàng.

-  Không nên làm tan đá sữa mẹ đông lạnh bằng lò vi sóng hay cho vào nước sôi để tránh làm mất vitamin, khoáng chất và các thành phần quan trọng khác trong sữa mẹ. Điều này còn giúp đề phòng gây bỏng.

-  Để bảo quản các thành phần trong sữa mẹ nên làm tan sữa trong tủ lạnh qua đêm, ngoài ra có thể giữ bình hoặc túi trữ sữa trong nước ấm (cao nhất là 37°C).

- Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, mẹ nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm. 

CHI CHI