Vợ cũ đến thăm con sau 5 năm không gặp, vừa nhìn thấy thứ cô cầm trên tay, người chồng đuổi ra gấp

Thực hiện mong ước của con gái, tôi liên lạc lại với vợ cũ, cho phép cô đến gặp con.

Năm con lên 2 tuổi, vợ chồng tôi trục trặc nên vợ bỏ đi theo người đàn ông khác để lại con cho tôi nuôi dưỡng. Một thời gian sau đó, cô ấy có quay về tìm và mong muốn mang con đi theo để nuôi dưỡng nhưng tôi nhất quyết không cho.

Tôi thậm chí còn cấm cô ấy không được phép gặp con vì tôi không muốn con gái mình chịu ảnh hưởng bởi một người mẹ hư hỏng như cô ấy. Vậy nên bao năm qua, đứa trẻ biết bố không thích mẹ nên cũng không dám đòi hỏi gì nhưng mỗi lần con ốm, phải nằm viện thì đều nói muốn gặp mẹ.

Ảnh minh họa

Tháng trước khi đang làm việc ở nhà tôi nhận được điện thoại của cô giáo báo con gái bỗng dưng khó thở, hiện đang nằm viện. Vứt hết công việc, tôi vội chạy vào với con.

Lúc tôi vào, bác sĩ thông báo con đã ổn hơn, qua giây phút nguy hiểm nên tôi mới thở phào nhẹ nhõm được một chút. Ngồi bên cạnh con, đứa trẻ lại bắt đầu nhõng nhẽo kêu mệt không muốn ăn và vẫn bài ca:

- Bố cho mẹ đến gặp con đi, con nhớ mẹ lắm.

Thương con nên lần này tôi quyết định thực hiện mong ước của con. Tôi lấy điện thoại ra gọi điện cho vợ cũ và bày tỏ cho phép cô ấy đến gặp con nhưng không được đòi mang con đi theo. Vợ cũ mừng rỡ, hớt hải chạy đến bệnh viện nơi con nằm.

30 phút sau khi được tôi gọi, vợ cũ đã có mặt để đoàn tụ cùng con nhưng khi vừa nhìn thấy túi trái cây mà cô ấy xách theo trên tay để mang vào cho con gái, tôi lại nổi điên lên. Tôi lôi cô ấy ra ngoài cửa rồi đuổi đi.

Ảnh minh họa

- Cô mang ngay túi trái cây này ra khỏi đây ngay và đừng bao giờ đến tìm gặp con nữa.

- Anh làm sao vậy, chính anh gọi tôi đến rồi giờ lại không cho tôi gặp con là sao. Anh không cho con ăn đào thì để tôi mua cho nó ăn, tôi nhớ ngày xưa con gái thích ăn nhất là đào nên tôi mới mua.

- Thôi cô đừng nói nữa, cô càng nói tôi lại thấy cô không xứng đáng làm mẹ. Cô đi ngay đi trước khi tôi nổi điên lên.

- Anh vẫn cái tính cục súc của ngày xưa, thế này thì con sống với anh sẽ khổ thôi.

- Cô thì biết cái gì, người mẹ như cô không xứng đâu. Cô có biết con gái mình bị dị ứng với lông đào không? Con thích ăn đào nhưng mỗi lần ăn tôi đều phải gọt vỏ trước rồi mới mang tới cho con dùng vị chỉ cần hít phải lông đào thôi là con có thể lên cơn khó thở và nguy kịch không?

Ảnh minh họa

Khi nghe tôi giải thích, vợ bỗng lặng người đi, không nói thêm được gì nữa.

Thật sự đã rất nhiều lần tôi có ý định tha thứ cho vợ cũ, cho cô ấy cơ hội được quay về gặp con nhưng mỗi lần gặp tôi lại càng điên hơn vì một người mẹ còn không hiểu về sức khỏe của con mình thì làm sao có thể mang lại cho con cuộc sống tốt được.

Tâm sự từ độc giả truonggiang...

Đào rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhưng lông  trên vỏ quả đào có thể gây ngứa rát cổ họng hoặc thậm chí dị ứng. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý khi cho con ăn đào để bé không hít phải lông, gây khó thở.

Ngoài ra, trong cuộc sống hôn nhân, những bất đồng và tranh cãi là điều khó tránh khỏi giữa vợ và chồng. Những cuộc xung đột này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như khác biệt trong quan điểm, thói quen sinh hoạt, hay áp lực từ công việc và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần nhận thức rằng những mâu thuẫn này không nên ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của con cái.

Khi gia đình không còn là một khối thống nhất, việc ly hôn có thể là lựa chọn cần thiết để bảo vệ hạnh phúc cho cả hai bên. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cha mẹ vẫn giữ quyền và trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Điều này đòi hỏi cả hai bên phải hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, nhằm tạo ra một môi trường lành mạnh cho trẻ.

Sau khi ly hôn, cha mẹ cần thảo luận và thống nhất về cách thức nuôi dạy con cái, từ việc phân chia thời gian gặp gỡ đến các quyết định quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Việc duy trì giao tiếp cởi mở và tích cực sẽ giúp con cái cảm thấy an toàn và ổn định, từ đó giảm thiểu những tác động tiêu cực mà việc ly hôn có thể mang lại.

Đồng thời, cha mẹ cũng nên chú ý đến cảm xúc của trẻ, lắng nghe và chia sẻ để giúp con hiểu rằng dù có sự thay đổi trong cấu trúc gia đình, tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ dành cho chúng vẫn không thay đổi. Bằng cách này, trẻ sẽ có thể thích nghi tốt hơn với hoàn cảnh mới và phát triển một cách toàn diện về mặt tâm lý cũng như xã hội.

Như vậy, dù đối mặt với những khó khăn trong mối quan hệ, cha mẹ cần đặt lợi ích của con cái lên hàng đầu, tạo điều kiện cho trẻ có một cuộc sống ổn định và hạnh phúc.

THEO PHAN NGUYỄN (GHI)