Phát hiện con trai 13 tuổi không phải con ruột, chồng giả vờ không biết rồi giục vợ sinh con thứ 2 và cái kết

Người vợ sốc không nói nên lời khi biết được kế hoạch của chồng.

Đau đớn lớn nhất của mỗi người làm cha chính là khi phát hiện, đứa trẻ mà bao năm qua mình dành hết mọi yêu thương, chăm sóc không phải là con ruột của mình. Cũng kể từ đó, bao nhiêu đau thương, mất mát xảy đến với không chỉ người đàn ông trong gia đình mà cả những đứa trẻ.

Người đàn ông có tên Hướng Dũng (Hồ Nam, Trung Quốc) khiến nhiều người bất ngờ khi chia sẻ câu chuyện của bản thân, ông phát hiện đứa con trai 13 tuổi không phải là con ruột. Tuy nhiên, sau đó ông đã không vạch trần sự lừa dối của vợ luôn mà âm thần lên kế hoạch đáng sợ hơn.

Cách đây 7 năm, Hướng Dũng nói với vợ là Vương Khâm rằng anh muốn vợ sinh thêm con thứ 2. Nhưng tại thời điểm đó, nếu vợ sinh con thứ 2 có thể bị phạt nên Hướng Dũng đã bày cách cả hai giả vờ ly hôn.

Vương Khâm có chút do dự nhưng vẫn lựa chọn tin tưởng chồng. Cô không bao giờ nghĩ rằng đây lại là một cái bẫy tinh vi.

Sau khi con gái chào đời, Vương Khâm nhiều lần nói chồng làm thủ tục kết hôn lại nhưng Hướng Dũng tìm cách trốn tránh. Đến tận khi con gái tới tuổi đi học, Hướng Dũng mới nói: "Chúng ta có thể tái hôn nhưng em phải ký một thỏa thuận 'Chuyển nhượng căn nhà trị giá 2 triệu nhân dân tệ do chúng ta đứng tên cho con gái'. Nếu được vậy thì chúng ta sẽ tái hôn".

Vương Khâm cảm thấy yêu cầu có phần quá đáng nhưng cô vẫn chấp nhận vì muốn tái hôn, con gái có hồ sơ để đi học.

Tuy nhiên sau khi Vương Khâm ký thỏa thuận, Hướng Dũng lại không thực hiện lời hứa tái hôn với vợ cũ.

Hướng Dũng ngày càng ít trở về nhà hơn khiến Vương Khấm có chút hoang mang nhưng vẫn lựa chọn tin tưởng chồng.

Cho đến một hôm, vào đúng ngày cưới của một người bạn, Hướng Dũng dẫn tới một người phụ nữ, công khai gọi cô ấy là vợ và tiết lộ chuẩn bị đón thêm con. Vương Khâm lúc này mới bật khóc. "Anh lừa em ly hôn, lừa em ký thỏa thuận xong anh lại đi tìm tình yêu mới, gia đình mới. Tại sao anh làm vậy với em và các con?".

Hướng Dũng lạnh lùng nhìn vợ cũ: "Tôi đã đối xử với cô như thế  nào? Cô tự hỏi bản thân xem, cô đã đối xử với tôi như thế nào".

Nói xong, anh đưa cho vợ cũ một tờ giấy "Nhìn xem, đây là cái gì?".

Vương Khâm run rẩy khi đọc dòng chữ trong tờ giấy. Đó là báo cáo xét nghiệm ADN quan hệ cha con giữa Hướng Dũng và con trai lớn 13 tuổi. Kết quả cho thấy họ không có quan hệ huyết thống.

"Trong nhiều năm qua, tôi đã sống trong đau đớn và đau khổ mỗi ngày. Cô có biết cảm giác bị phản bội, cảm giác đau đớn khi biết một đứa trẻ mà mình dày công nuôi dưỡng lại không có máu mủ với mình không?".

Vương Khâm bật khóc ân hận thừa nhận con trai đúng không phải là con của Hướng Dũng. 

Vương Khâm đột nhiên nhận ra mình chẳng còn gì cả. Bà không chỉ mất chồng và nhà cửa mà ngay cả con trai bà cũng dần trở nên xa lánh bà sau sự việc này.

Câu chuyện của Hướng Dũng là một minh chứng cho thấy việc gia đình sẽ trở nên tan vỡ, con cái mất niềm tin vào bố mẹ sau biến cố gia đình. Thậm chí đứa trẻ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc chấp nhận sự thật mình không phải là con ruột của bố mẹ. Do đó, đừng để những hờn giận, oán trách giữa những người lớn với nhau làm ảnh hưởng tới những đứa trẻ.

1. Tạo không gian an toàn để bày tỏ cảm xúc

Khuyến khích trẻ nói ra cảm xúc: Hãy tạo điều kiện cho trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ cảm xúc của mình. Hỏi trẻ về những gì chúng nghĩ và cảm nhận về sự thật này.

Lắng nghe mà không phán xét: Khi trẻ bày tỏ cảm xúc, hãy lắng nghe một cách cẩn thận và không phán xét. Điều này giúp trẻ cảm thấy được chấp nhận và không cô đơn.

2. Giải thích một cách phù hợp với độ tuổi

Cung cấp thông tin rõ ràng: Hãy giải thích sự thật một cách dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp hay mơ hồ.

Nhấn mạnh tình yêu thương: Đảm bảo trẻ hiểu rằng dù không phải là con ruột, tình yêu và sự quan tâm mà bố mẹ dành cho chúng không thay đổi.

3. Khuyến khích sự kết nối với gia đình

Duy trì mối quan hệ gia đình: Hãy giúp trẻ nhận ra rằng mối quan hệ với bố mẹ nuôi vẫn rất quan trọng. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động gia đình để củng cố mối liên kết này.

Thảo luận về nguồn gốc: Nếu có thể, hãy giúp trẻ tìm hiểu về nguồn gốc của mình một cách nhẹ nhàng. Điều này có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về bản thân.

4. Cung cấp sự hỗ trợ tâm lý

Tìm kiếm sự tư vấn chuyên nghiệp: Nếu trẻ cảm thấy khó khăn trong việc xử lý cảm xúc, hãy xem xét việc tham gia các buổi tư vấn tâm lý. Một chuyên gia có thể cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cần thiết.

Hoạt động trị liệu: Tham gia vào các hoạt động trị liệu như nghệ thuật hay chơi đùa có thể giúp trẻ bày tỏ cảm xúc một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.

5. Khuyến khích sự tự tin và giá trị bản thân

Giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng: Nhấn mạnh những điểm mạnh và tài năng của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn về bản thân.

Chia sẻ câu chuyện thành công: Hãy kể cho trẻ nghe về những người đã vượt qua khó khăn tương tự và thành công trong cuộc sống. Điều này có thể tạo động lực cho trẻ.

6. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất: Các hoạt động thể chất như thể thao hay nghệ thuật có thể giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và cảm xúc tiêu cực.

Giúp trẻ phát triển sở thích cá nhân: Khuyến khích trẻ theo đuổi sở thích và đam mê của mình, giúp trẻ tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.

7. Tạo điều kiện cho trẻ tìm kiếm sự kết nối

Khuyến khích sự kết nối với bạn bè: Giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ bạn bè tích cực. Bạn bè có thể là nguồn động viên và hỗ trợ quan trọng trong quá trình vượt qua cú sốc.

Tham gia vào các nhóm hỗ trợ: Nếu có thể, hãy tìm kiếm các nhóm hỗ trợ cho trẻ trong tình huống tương tự, nơi trẻ có thể gặp gỡ và chia sẻ với những người có cùng trải nghiệm.

CHI CHI