Cơm là món ăn phổ biến trong mâm cơm người Việt, tuy nhiên, đa phần đang hiểu sai về món cơm và những quan niệm khác về cơm.
Không nhai kỹ
Việc ăn cơm không nhai kỹ sẽ không giúp bạn nhận thức được cơn đói tự nhiên, cũng như các dấu hiệu báo no. Nó làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì. Ngoài ra, những người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não rằng dạ dày đã đầy.
Ăn quá nhiều cơm gạo trắng
Gạo trắng không phải tốt vì gạo chế biến càng mất chất dinh dưỡng, lượng xenlulo giảm. Do vậy, bạn khó có cảm giác no bụng, khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, dễ mắc bệnh béo phì.
Vo kỹ gạo
Thông thường, gạo cung cấp chất bột đường, vitamin và các khoáng chất, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong đó, gạo chứa chủ yếu là vitamin nhóm B (B1, B3, B6) và chất xơ. Vì vậy, khi bạn vo gạo quá kỹ, lượng dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm này sẽ mất đi, tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể.
Nấu cơm bằng nước lạnh
Nồi cơm ngon và dẻo sẽ hoàn hảo khi bạn nấu bằng nước nóng, vì khi dùng nước sôi để nấu, hạt cơm sẽ dẻo, lớp ngoài hạt gạo co lại, tạo màng bảo vệ. Khi đó, hạt không bị nứt, vỡ, lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
Nhịn cơm để giảm cân
Tinh bột mà điển hình là cơm chiếm một phần năng lượng chính trong khẩu phần ăn của người Việt không đồng nghĩa với việc nó là "thủ phạm" làm tăng cân. Nhiều người béo phì, giảm cân áp dụng phương pháp nhịn ăn 1 thời gian ngắn thì thấy hiệu quả nhanh chóng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trong thời gian dài. Thậm chí, sau khi nhịn ăn chúng ta sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn thậm chí còn tăng cân nhanh hơn thời gian đầu.
Hơn nữa, khi nhịn cơm, dịch mật cũng không được tiết ra để đào thải độc tố, khiến nguy cơ nhiễm độc lại càng tăng cao. Đứng trên góc độ dinh dưỡng, biện pháp tốt nhất để thanh lọc cơ thể chính là duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục, tăng cường ăn các thực phẩm hỗ trợ thải độc như tảo bẹ, đậu xanh, nấm đen, sữa chua…