Tài sản của riêng chồng khi thế chấp ngân hàng có cần chữ ký của vợ hay không?

Bố mẹ cho tài sản trước hôn nhân có được coi là phần tài sản chung sau khi kết hôn không? Vấn đề này xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hiện nay, và thường được hỏi đến sau khi họ xảy ra một sự kiện pháp lý mới nào đó như: chia thừa kế, ly hôn, mua bán,….

Cụ thể, trường hợp của một bạn như sau: “ Vào tháng 6 năm 2016 bố tặng riêng cho con một mảnh đất, làm đầy đủ thủ tục sang tên. Tháng 7 cùng năm con lấy vợ và sau đó một tháng thì lấy được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vào đầu năm 2022, người chồng lấy sổ đi thế chấp Ngân hàng thì bên Ngân hàng yêu cầu có cả chữ ký của người vợ bởi vì đây là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”

Trước tiên, ta cần phải hiểu rõ tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng

* Tài sản chung của vợ, chồng được quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm:

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác

df54a4012340ca1e9351-1679281794.jpeg
 

* Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43, 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm:

– Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

– Đặc biệt, Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

=> Trong trường hợp này, khi bố tặng riêng cho người con trước hôn nhân nhưng GCNQSDĐ lại có trong thời kỳ hôn nhân, nếu có văn bản thoả thuận vào trước tháng 7 năm 2016 thì đây sẽ là tài sản riêng trước hôn nhân, còn nếu không có văn bản thoả thuận thì sẽ thuộc vào tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Mặc dù vậy, thì đây vẫn là tài sản riêng của người con. Và khi người chồng đem đi thế chấp Ngân hàng thì không cần kèm theo chữ ký của người vợ.

Trường hợp, bố tặng riêng cho con nhưng sáp nhập vào tài sản chung của vợ chồng

Nếu bố tặng riêng cho con mảnh đất, thuộc vào tài sản riêng của con, tuy nhiên, sau con thực hiện thủ tục sáp nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng bằng hình thức làm văn bản thỏa thuận đây là tài sản chung của vợ chồng hoặc để cho vợ, chồng cùng đứng tên trên Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất. Sau khi sáp nhập thì mảnh đất đó sẽ thuộc vào tài sản chung của 2 vợ chồng, khi đó đem đi thế chấp Ngân hàng sẽ cần có đầy đủ chữ kỹ của của vợ và chồng.