Tiền giả là loại tiền không phải do Nhà nước phát hành mà được tạo ra bởi các tổ chức, cá nhân với mục tiêu trục lợi bất hợp pháp. Xét về hình thức, tiền giả có đặc điểm rất giống với tiền thật. Nạn nhân của tiền giả tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, những thương nhân mua bán nhỏ lẻ...
Vậy, người thực hiện hành vi lưu hành tiền giả trong trường hợp nào sẽ bị khởi tố hình sự? Mức hình phạt về tội này được pháp luật quy định như thế nào? Người tiêu tiền giả mà không biết có bị phạt không? là câu hỏi được nhiều người đặt ra.
Theo Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả như sau:
“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 3-7 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5-50 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 5-2 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10-20 năm hoặc tù chung thân.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-3 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Tùy thuộc vào giá trị tiền giả tương ứng khi tiêu, mức phạt đối với tội tiêu tiền giả theo Điều 207 quy định như sau:
- Phạt tù từ 3-7 năm trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng dưới 5 triệu đồng;
- Phạt tù từ 5- 2 năm trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5-50 triệu đồng;
- Phạt tù từ 10-20 năm trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng trên 50 triệu đồng.
Ngoài phạt tiền, người có người hành tiêu tiền giả còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu tài sản (tịch thu một phần hoặc toàn bộ).
Đối với trường hợp tiêu tiền giả mà không biết, người phạm tội phải chứng minh được là không thấy trước và nhận thức được hành vi của mình sẽ gây hậu nguy hiểm cho xã hội. Nếu không chứng minh được như trên, người có hành vi tiêu tiền giả vẫn bị xử lý hình sự theo quy định của phạt luật về tội lưu hành tiền giả theo Điều 207.