Trưa 31-3, Công an tỉnh Gia Lai đã bàn giao đối tượng Yang Zhong Wu (SN 1976, quốc tịch Trung Quốc) cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương thụ lý điều tra theo thẩm quyền.
Đối tượng Yang Zhong Wu là giám đốc Công ty Vinh Nhuận (phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), nghi phạm sát hại kế toán của công ty là chị Lý Thị M. (SN 1993, ngụ tại thị xã Tân Uyên, Bình Dương) gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Đối tượng Yang Zhong Wu bị các lực lượng của Công an tỉnh Gia Lai bắt giữ
Trước đó, vào khoảng 21 giờ tối 30-3, các lực lượng nghiệp vụ của Công an tỉnh Gia Lai đã bắt giữ đối tượng Yang Zhong Wu khi đối tượng có mặt tại một cửa hàng quần áo trên địa bàn phường Phù Đổng, TP Pleiku.
Tại cơ quan Công an, đối tượng Yang Zhong Wu khai nhận do có mâu thuẫn với chị Lý Thị M. nên hai bên xảy ra cãi vã. Trong lúc quá tức giận, Yang Zhong Wu sử dụng dao cắt hoa quả đâm chị M. nhiều nhát dẫn đến tử vong.
Sau khi gây án, do quá hoảng sợ nên đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Sau đó, đối tượng bắt xe khách lên TP Pleiku, tỉnh Gia Lai thì bị bắt.
Khám xét người và hành lý đối tượng, cơ quan công an phát hiện và tạm giữ gần 800 triệu đồng cùng một số tang vật liên quan.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, chiều 29-3, Công an phường Khánh Bình nhận được tin báo về vụ giết người xảy ra tại Công ty TNHH Vinh Nhuận. Nạn nhân là chị Lý Thị M. kế toán của công ty. Bước đầu nghi phạm được xác định là Yang Zhong Wu.
Tại hiện trường, nạn nhân tử vong trong tư thế nằm úp trong nhà vệ sinh của công ty, cách nạn nhân khoảng 2m là con dao còn dính máu. Sau khi gây án, Yang Zhong Wu đã bỏ trốn trên chiếc xe bán tải màu trắng, biển số 61C- BKS 450.00.
Xe cứu thương bốc cháy dữ dội, 1 sản phụ bị bỏng nặng
Chiều 31/3, lãnh đạo UBND phường Noong Bua, TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) cho biết, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ cháy xe cứu thương.
Theo đó, vào khoảng 10h sáng cùng ngày, xe cứu thương mang biển số Hà Nội di chuyển từ cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đi đến gần chợ Noong Bua, phường Noong Bua thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Ngay sau đó, người dân báo cảnh sát.
Nhận được tin báo, cảnh sát đã huy động xe chữa cháy cùng cán bộ cảnh sát đến hiện trường dập lửa. Ít phút sau, ngọn lửa được khống chế. Thời điểm xảy ra hỏa hoạn, trên xe cứu thương có 4 người gồm: lái xe, cán bộ y tế và 2 vợ chồng bệnh nhân.
Hiện trường nơi xảy ra vụ cháy
Theo lãnh đạo phường Noong Bua, vụ cháy khiến một người phụ nữ bị bỏng nặng. Tại hiện trường, chiếc xe ô tô bị thiêu rụi hoàn toàn.
Anh Lò Văn T, người có mặt trên xe cứu thương cho biết, khi xe cháy được một lúc anh và mọi người mới mở được cửa xe. Lúc này, anh T vội vàng kéo vợ ra ngoài.
Theo anh T, nếu mở được cửa xe ngay thì vợ anh đã không bị bỏng. Vợ anh T mới sinh con con được 20 ngày, bị câm điếc bẩm sinh, do sức khoẻ yêu nên gia đình đã đưa đến viện để thăm khám. Các bác sĩ chẩn đoán vợ anh nghi bị ung thư tuyến giáp và chỉ định chuyển đi Hà Nội. Trên đường di chuyển ra đến phường Noong Bua thì chiếc xe bị cháy.
Anh T cũng cho biết thêm, hiện vợ anh đã được đưa trở lại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên để cấp cứu sau khi bị bỏng.
Được biết, xe cứu thương bị cháy là xe thuộc đoàn từ thiện, đang thực hiện hành trình chở bệnh nhân từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên xuống Hà Nội để khám, điều trị thì bất ngờ gặp sự cố.
Vụ 4 biển số siêu VIP ở Đồng Nai: Lời kể của 2 vợ chồng
Liên quan nghi vấn xung quanh việc bấm 4 biển số siêu VIP, ông T.T.P (32 tuổi, ngụ xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ) cho biết vợ chồng ông rất mừng vì có được 4 biển số đẹp. Tuy nhiên, việc dư luận đặt nhiều câu hỏi cũng khiến ông suy nghĩ.
Vợ chồng ông P. cho hay khá tâm tư vì dư luận đặt ra nhiều nghi vấn
4 biển số xe đẹp được gắn cho 4 chiếc xe máy gồm: Biển số 60B6-888.89 cho chiếc xe hiệu Suzuki RGV120; biển số 60B6-888.86 cho hiệu xe SH150i; biển số 60B6-888.88 và biển số xe 60B6-888.68 cho 2 chiếc xe máy cùng mang nhãn hiệu Yaz.
Người chồng kể ông mua 4 chiếc xe này cách đây 21 ngày, đến ngày 29-3-2023 thì đến xã Sông Nhạn tiến hành bấm số xe.
"Khi mua, cửa hàng bán xe cam kết hỗ trợ ra tên chủ xe và bấm biển số xe, bình thường như mọi người vậy thôi. Tôi chỉ chuyên mua bán xe, còn phần giấy tờ tôi không làm. Còn lại mọi chuyện số xe đều có cửa hàng lo hết cho mình" - chủ nhân các biển số siêu VIP chia sẻ.
Ông P. kể được người của cửa hàng bán 4 xe máy gọi cho biết là hôm đó vào bấm số xe.
"Và tôi cũng chạy đến gặp họ một tí trước UBND xã Sông Nhạn, tôi cũng chẳng vào trong xã. Rồi người bên kia (người của bên bán xe - PV) vào bấm. Vợ chồng tôi không hề bấm lấy số biển số xe" - ông P. khẳng định.
Vợ của ông này cũng khẳng định không hề tham gia vào việc bấm lấy biển số xe đẹp, "Vì bên cửa hàng nói lo mà, nó chỉ đưa hồ sơ cho mình ký thôi", vợ ông P.nói.
Sau khi có được các biển số xe siêu VIP, ông P. cho hay khoảng 1 tiếng sau đã bán xe tại chỗ. Xe máy biển số 60B6-888.88 (mang nhãn hiệu Yaz) bán được giá 1,5 tỉ đồng. "Còn một chiếc xe máy biển số xe 60B6-888.68 nhãn hiệu Yaz tôi chở ra một tiệm sửa chữa xe máy để dọn lại".
Việc chở chiếc xe máy thứ 2 biển số xe 60B6-888.68 nhãn hiệu Yaz đến nơi dọn lại, P. nói là "bán lại cho người đã bán xe cho tôi".
Theo chủ nhân, 2 chiếc xe nhãn hiệu Yaz được ông mua với giá 500 triệu đồng và 300 triệu đồng.
Người rút BHXH một lần ngày càng trẻ, vì sao?
Trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần theo Nghị quyết số 93/2015/QH13, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, trong giai đoạn 2016 – 2021, cả nước có 4.058.317 người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng BHXH một lần. Bình quân, mỗi năm có gần 700.000 người hưởng BHXH một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%.
Đáng chú ý, số lượng người lao động hưởng BHXH một lần trong giai đoạn 2016 – 2021 tập trung chủ yếu ở đối tượng đóng BHXH do người sử dụng lao động quyết định (ngoài nhà nước), chiếm 90,74% tổng số người hưởng BHXH một lần. Người hưởng BHXH một lần chủ yếu là lao động trẻ, từ trên 20 đến đủ 30 tuổi đứng thứ hai, chiếm khoảng 77,5% trong tổng số người hưởng BHXH một lần. "Điều này cho thấy, việc hưởng BHXH một lần sớm vẫn có thể tiếp tục gia tăng, bởi chính ở giai đoạn tuổi trẻ thì hầu hết lao động quan tâm nhiều đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già. Phần nữa là do áp lực về tài chính và sự thay đổi, giãn đoạn trong công việc" – báo cáo nêu rõ.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hưởng BHXH một lần, chủ yếu là: Đa số người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, có thu nhập thấp, khả năng tích lũy không nhiều. Khi người lao động bị mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt cũng như cần tiền để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình hoặc đầu tư cho con ăn học nên nhu cầu tài chính ngắn hạn của người lao động sau khi nghỉ việc rất lớn.
Gởi ý kiến đến Báo Người Lao Động, nhiều bạn đọc cho rằng ngoài những nguyên nhân nêu trên, còn có một nguyên nhân khác là tuổi nghỉ hưu quá cao. Bạn đọc Nguyễn Thị Thu Thoa dẫn chứng: "Tôi năm nay 44 tuổi, đã tham gia BHXH từ năm 2004 cho đến 2022. Tổng quá trình tham gia là 16 năm. Nếu theo lộ trình tuổi nghỉ hưu của nữ thì năm tôi 58 tuổi (2037), tôi mới đủ điều kiện được nhận lương hưu. Hiện tại, tôi không thể tiếp tục tham gia BHXH và cũng không xin đi làm ở công ty được vì hạn chế tuổi ứng tuyển. Nếu tính theo số tiền lương hưu theo chế độ hiện hành của 2023, thì tôi sẽ được nhận với số tiền hưu hàng tháng là 1,4 triệu đồng. Với số tiền này, tại thời điểm 2023 thì làm được gì ạ? Trong khi với số tiền này, tính cho hệ số trượt giá, lạm phát các kiểu, thì năm 2037 tôi sẽ sinh sống như thế nào với số tiền này?". Cũng theo bạn đọc này, hiện nay luật hướng tới sửa đổi bổ sung chủ yếu cho nhóm lao động tham gia trễ, nhưng bỏ qua nhóm lao động sớm. Chưa kể trong thời gian từ năm 2023 đến 2037 sẽ thấy đổi luật như thế nào nữa đây??? Luật đặt ra để điều chỉnh lâu dài, nhưng quá trình thay đổi quyền lợi của người lao động ngày một giảm, chỉ nhìn phiến diện 1 hướng thì không hiệu quả.
Tương tự, bạn đọc Lê Thanh Tùng dẫn chứng: "Nhiều người bị mất việc mới rút BHXH 1 lần, còn tôi tự làm đơn nghỉ việc để rút 1 lần, mà làm hai lần đơn mới được nghỉ vì công ty rất cần người có tay nghề như tôi, nhưng vì sức khỏe tôi không thể tiếp tục làm việc cho đến năm 62 tuổi. Tôi đã đóng BHXH được 19 năm 7 tháng, tôi rút BHXH gửi ngân hàng còn bản thân đã tìm được một công việc phù hợp với sức khỏe. Nếu cần thiết đóng BHXH tự nguyện vẫn về hưu bình thường. Các bạn thấy tôi quyết định có đúng không?".
Liên quan đến đề xuất giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu, theo nhiều bạn đọc, cái người lao động cần là giảm tuổi lao động chứ không phải là tăng lên. Cũng như bài toán cho phép được nghỉ hưu nếu thỏa 1 trong 2 điều kiện thì mặc nhiên được hưởng lương hưu. 1.Đóng đủ số năm theo quy định thì sẽ được nhận lương hưu 50%. Ví dụ: hiện tại đang 20 năm thì có thể tăng lên 25 năm. 2.Hoặc đến đủ 60 tuổi sẽ được lương hưu tối thiểu 50% của 25 năm và cứ hơn 1 năm đóng sẽ được 1 tháng lương hưu và hưởng đầy đủ số năm trợ cấp thất nghiệp thì tôi nghĩ ai ai họ cũng phấn đấu để dc hưởng lương hưu cho an toàn chứ không rút 1 lần. Bạn đọc Lương Hồng Tâm đặt vấn đề: "Ai, và bao nhiêu người mà 45, 47 tuổi mới bắt đầu đi làm? Và công ty nào nhận người vào làm việc khi họ đã 45, 47 tuổi... Nhờ các vị thống kê giúp vài con số cụ thể. Việc bảo hạ năm đóng BHXH xuống 15 năm để người đi làm muộn (45,47 tuổi) được nhận lương hưu là... phi thực tế!".
Bạn đọc Nguyễn Quốc Anh góp ý: "Tuổi hưu phải giảm hơn so với quy định. Tương ứng với quy định số năm hưởng lương hưu. Cụ thể nếu quy định đóng 15 năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu, thì người lao động phải được quyền yêu cầu hưởng lương hưu từ năm đã đủ 15 năm đóng bhxh. Với tỉ lệ thấp vẫn được. Phải cho người dân có sự lựa chọn Ví dụ, người lao động muốn đóng 20 năm thì tăng tiền nhận lên. Có như thế mới công bằng". Bạn đọc Vũ Thị Thảo bày tỏ: "Ngoài các vấn đề giảm năm đóng, giảm tuổi nghỉ hưu, cần xem xét điều chỉnh lại hệ số trượt giá nữa thì người lao độngmới bớt thiệt. Tham gia cống hiến 20 năm nhận về đồng lương hưu ít ỏi (hơn 1 triệu đồng / tháng) thì sống thế nào?".