Tốt nghiệp Thủ khoa đại học Harvard, người phụ nữ ở nhà chăm 4 con và cái kết khi những đứa trẻ trưởng thành

Không ít người cảm thấy ghen tỵ nên cho rằng 4 anh em ABCD vốn dĩ "sinh ra đã ngậm thìa vàng" nên chúng xuất chúng hơn bạn đồng lứa cũng là lẽ thường. Song cũng có người lên tiếng bảo vệ không phải đứa trẻ nào sinh ra trong gia đình có điều kiện cũng giỏi và thành tài.

Chăm con toàn thời gian là khái niệm nhắc tới những bà mẹ thường hy sinh sự nghiệp của mình để ở nhà chăm sóc và dạy dỗ con cái. Đối với những người mẹ ấy, họ có thể "thụt lùi" trong xã hội, trong lĩnh vực nghề nghiệp nhưng đổi lại họ thành công trong vai trò làm mẹ.

Đơn cử như câu chuyện của một bà mẹ ở Thượng Hải (Trung Quốc) rất được chú ý trên mạng xã hội.

4 con chính là niềm tự hào nhất của người mẹ.

Người mẹ có nhiều năm chăm con toàn thời gian.

Bà mẹ có tài khoảng mạng xã hội "Mẹ của ABCD" với hơn 10 triệu người theo dõi từng là Thủ khoa của Đại học Harvard (Mỹ). Song cô ấy không lựa chọn việc theo đuổi một ước mơ nghề nghiệp "cao sang" như lẽ thông thường mà lại ở nhà làm mẹ toàn thời gian, chăm sóc 4 con bao gồm 3 con trai và 1 con gái.

Hiện tại, cuộc sống mỗi ngày của bà mẹ cùng các con trong căn biệt thự trị giá hàng trăm triệu đô la ở Thượng Hải luôn thu hút sự quan tâm của mọi người. Ai nấy đều tấm tắc khen ngợi, danh hiệu khiến bà mẹ tự hào nhất có lẽ không phải là sinh viên trường danh giá nhất nước Mỹ mà là "người mẹ của 4 đứa con xuất sắc".

Được biết, 4 đứa con dưới sự nuôi dưỡng, dạy dỗ của người mẹ này không chỉ ngoan ngoãn, đáng yêu, có thành tích học tập xuất sắc mà còn rất giỏi trong các lĩnh vực nghệ thuật và có tài lẻ riêng.

Anh cả A là người thông minh nhất, giỏi về máy móc và lập trình, từng giảnh nhiều giải thưởng trong lĩnh vực này từ khi còn rất nhỏ.

Người con thứ hai là chị B, giỏi các môn năng khiếu nhất nhà. B bắt đầu học khiêu vũ từ năm 4 tuổi, giỏi ballet và Latin.

Người con thứ 3 là C - một vận động viên bơi lội. Cậu thường xuyên tham gia các cuộc thi khác nhau và nhiều lần phá vỡ kỷ lục thi đấu bộ môn bơi lội.

Con trai út D là diễn viên, người mẫu nhí nổi tiếng từ khi còn nhỏ. Cậu bé từng sải bước trên sàn diễn từ năm 3 tuổi, đóng quảng cáo với diễn viên nổi tiếng Lý Hiện năm 4 tuổi, từng vào vai em trai của Trương Tử Phong trong bộ phim "Em trai tôi"...

Sự thành công của các con chính là điều phản ánh cách nuôi dưỡng và giáo dục con chỉn chu, đúng đắn của người mẹ. Đó cũng chính là thành quả ngọt ngào nhất cho sự hy sinh của cô sau nhiều năm làm mẹ toàn thời gian.

Không ít người cảm thấy ghen tỵ nên cho rằng 4 anh em ABCD vốn dĩ "sinh ra đã ngậm thìa vàng" nên chúng xuất chúng hơn bạn đồng lứa cũng là lẽ thường. Song cũng có người lên tiếng bảo vệ không phải đứa trẻ nào sinh ra trong gia đình có điều kiện cũng giỏi và thành tài.

Qua những video được chia sẻ cho thấy những đứa trẻ ABCD này được rèn luyện những tính cách tốt từ khi còn nhỏ. Dù sinh ra ở Ý, lớn lên ở Thượng Hải nhưng chúng luôn chăm chỉ và nỗ lực vươn tới thành công của mình.

Anh A có lịch trình hoạt động dày đặc mỗi ngày nhưng cậu luôn dành thời gian chơi bóng rổ, bơi lội và làm bài tập về nhà. A rất có kỷ luật và biết cách quản lý thời gian của mình.

B từng bị thương trong lúc tập luyện nhưng đứa trẻ này không dừng lại mà vẫn tiếp tục cố gắng. Cô bé rất chăm chỉ.

C từng một mình đến Hàn Quốc để học hỏi thêm về bộ môn bơi lội mà cậu thích. C độc lập và kiên trì ngay cả khi không có cha mẹ và anh chị em bên cạnh.

D mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng rất nỗ lực, cậu nhóc từng chạy dưới mưa trong suốt quá trình quay phim, không khóc mặc dù vất vả và bị ướt. Điều đó cho thấy khả năng chịu đựng gian khổ của cậu chẳng kém gì những đứa trẻ bình thường khác.

Được biết bố mẹ cũng khuyến khích 4 anh chị em ABCD thường xuyên làm từ thiện. Số tiền mà chúng kiếm được thường dùng để mua sách và tặng cho các trẻ em vùng khó khăn. Thông qua đó chúng học được cách san sẻ yêu thương, vun đắp tình cảm cho những đứa trẻ kém may mắn.

"Mẹ của ABCD" tiết lộ, bà không bao giờ ép buộc con cái làm bất cứ điều gì, chúng hoàn toàn tự giác trong bất kì mọi việc. Chúng có thể vừa "mọt sách" nhưng cũng là "game thủ". Chúng có thể tham gia tất cả các câu lạc bộ, hoạt động hay cuộc thi nhưng điểm kiểm tra ở trường vẫn ở mức cao nhất.

Theo góc nhìn từ các chuyên gia, dù điều kiện gia đình giàu hay nghèo, trẻ vẫn cần làm chủ cuộc sống của chính mình. Đặc biệt, ở các gia đình bình thường, không có hậu thuẫn tốt về kinh tế, đứa trẻ cần phải nỗ lực nhiều hơn để theo kịp sự thay đổi nhanh của xã hội ngày nay.

Vì vậy, trẻ cần trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự lèo lái cuộc đời của chính mình. Trong đó, có 3 điều quan trọng ở những gia đình bình thường nên chú ý bồi dưỡng cho trẻ, đây được xem là nền tảng vững chắc giúp trẻ tự tin, vững bước để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bố mẹ nghiêm túc sống cuộc sống của chính mình để làm gương cho con

Có một cặp vợ chồng ở nông thôn, người bố làm công việc khiêng gạch ở công trường xây dựng, người mẹ phân loại hàng hóa trong siêu thị, với điều kiện sống bình thường, họ thậm chí không có một chiếc bàn tử tế ở nhà.

Nhưng trong kỳ thi Đại học năm ngoái, cậu con trai đã đạt 684 điểm (Thang điểm từ kỳ thi tuyển sinh Đại học tại Trung Quốc). Vì vậy, hàng xóm dành cho cậu câu nói "Đứa trẻ quý tộc xuất thân từ một gia đình nghèo khó".

Bức tường phòng khách của gia đình được phủ đầy bằng khen, từ cấp tiểu học đến cấp trung học, không thiếu một tấm nào.

Mỗi ngày sau bữa tối, cả gia đình đọc sách và viết dưới đèn bàn, bố đọc bản thiết kế, mẹ đọc sách nuôi dạy, và cùng con  làm bài tập về nhà. 

Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy không cần phải giàu có để nuôi dạy một đứa trẻ. Cách bố mẹ sống cuộc sống nghiêm túc của mình chính là mang đến cho con điểm khởi đầu tốt nhất.

Nhà tâm lý học Bandura đã tiến hành một thí nghiệm: Ông yêu cầu hai nhóm trẻ chơi trò xếp hình, trong khi bố mẹ nhóm A chơi điện thoại, bố mẹ B chăm chỉ đọc báo. Kết quả cho thấy trẻ em trong nhóm B kiên trì lâu hơn 40% so với trẻ trong nhóm A.

Đây chính là phép màu của phương pháp “học tập thông qua quan sát”.

Trẻ con sinh ra đã có kỹ năng bắt chước. Nếu bố mẹ luôn dùng điện thoại ở nhà, trẻ cũng sẽ dễ đắm chìm vào trò chơi điện tử. Nếu bố mẹ cau mày khi cầm sách, trẻ sẽ biết rằng học tập đòi hỏi sự tập trung.

Sự hỗ trợ tốt nhất cho các gia đình bình thường là sống như ánh sáng trong mắt con cái. "Ánh sáng" này không nhất thiết phải hoàn hảo.

Bố mẹ không cần phải là siêu nhân. Thái độ của bố mẹ đối với cuộc sống chính là cuốn sách giáo khoa đầu tiên cho con.

Giúp trẻ tìm được sự kết hợp có thể thắp sáng cuộc sống

Vì gia đình không có điều kiện cho con trai học lớp vẽ, nên một cậu bé 11 tuổi ở Ôn Châu (Trung Quốc) hàng ngày tranh thủ thời gian rảnh tự học vẽ, trong lúc phụ việc ở tiệm sửa xe của bố. Đến 3 năm sau, tác phẩm của cậu bé đã giành huy chương vàng trong cuộc thi nghệ thuật thanh thiếu niên ở nước này.

Câu chuyện trên cho thấy, điều mà các gia đình bình thường nên đầu tư là giúp con tìm được sự kết hợp có thể thắp sáng cuộc sống.

Các nhà khoa học thần kinh đã phát hiện, khi trẻ đươc làm điều yêu thích, não sẽ tiết ra dopamine và endorphin, hai chất thúc đẩy kết nối thần kinh. Có thể hiểu đơn giản, khi trẻ làm điều mình thích, bộ não sẽ ngày càng thông minh hơn. Vì vậy, bố mẹ giúp trẻ tìm ra điều mình yêu thích rất quan trọng.

Ví dụ, nếu trẻ thích tháo rời đồ chơi, hãy đưa trẻ đến Bảo tàng Khoa học và Công nghệ. Nếu trẻ thích vẽ nguệch ngoạc, hãy mua một cuốn sổ phác thảo, hay trẻ thích nói chuyện, hãy đến tham gia vào các cuộc tranh luận.

Ngọn lửa đam mê cần được nuôi dưỡng bằng sự kiên nhẫn. 

Sự hỗ trợ thực sự là dạy trẻ cách cạnh tranh với thế giới

Một sinh viên tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa (Trường Đại học top đầu Trung Quốc) bán thạch ở chợ đêm trong kỳ nghỉ hè. Một số người chế giễu anh là lãng phí tài nguyên, nhưng anh kiếm được 30.000 nhân dân tệ một tháng (Gần 109.000.000 đồng).

Thực tế, mục đích của việc học là để có quyền lựa chọn chứ không phải để trở thành người vượt trội.

Vì vậy, bài học quan trọng mà các gia đình bình thường nên dạy cho con là: Giáo về sự thất vọng và kỹ năng sinh tồn.

Theo đó, trẻ cần được dạy cách ứng xử với mọi người, quản lý chi phí sinh hoạt, lập thời gian biểu, vượt qua sự thất vọng và có thể chăm sóc tốt cho bản thân dù trong môi trường nào.

Khi trẻ đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, lòng can đảm để theo đuổi đam mê và sự khôn ngoan để ứng xử với thế giới, chính là món quà quý giá nhất mà bố mẹ có thể dành cho con.

CHI CHI