Mong con được đến trường, nhưng nhiều lo ngại
Mới đây, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 47/TB-VPCP ngày 21.2.2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tình hình mở cửa trường học của các địa phương. Theo đó, UBND các tỉnh chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm thống nhất trên toàn quốc việc mở cửa trường học trở lại trên nguyên tắc "thích ứng an toàn, hiệu quả" trong bối cảnh dịch còn kéo dài.
Còn tại Phiên giải trình về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và tình hình tổ chức triển khai dạy học trong bối cảnh COVID-19" do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục tổ chức, chiều 25/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, phương án hiện đang là linh hoạt với tình hình địa phương nhưng việc đưa học sinh trở lại trường học là kiên định, nhất quán.
Vì vậy, các trường học trong đó có trường mầm non đã chuẩn bị các phương án để đón trẻ đến trường. Ths Trương Thị Minh Phượng - Hiệu Trưởng trường Mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên (thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm TƯ) cho biết: “Chúng tôi bố trí sắp xếp, vệ sinh khử khuẩn, trang trí lại môi trường "xanh- sạch- đẹp- an toàn", lên phương án, tập huấn cho CBGVNV trong nhà trường, chuẩn bị cơ sở vật chất theo đúng yêu cầu của Sở GD& ĐT Hà Nội”.
Còn chị Phạm Thị Lan (Thạch Bàn, Long Biên , Hà Nội) chia sẻ: "Tôi có 1 bé học lớp 1, 1 bé học lớp mầm 4 tuổi. Gần một năm qua bé lớn học online, việc kèm con học cực kỳ vất vả vì cha mẹ không có kỹ năng sư phạm, cũng không có nhiều thời gian kèm con vì vẫn phải đi làm. Cháu nhỏ thì chỉ có bà trông không được học gì, nghe thông tin các con sắp được đi học trở lại, tôi rất mừng, nhưng vô cùng lo lắng, vì dịch bệnh vẫn đang phức tạp.
Còn nếu để bé ở nhà chẳng biết khi nào mới hết dịch, ngoài thời gian học online, con toàn xem TV, điện thoại quá nhiều thời gian trong ngày. Các con không được đến trường, gặp bạn bè, cũng bị ảnh hưởng tâm lý, cảm xúc”
Cha mẹ cần chuẩn bị gì?
Trong bối cảnh hiện nay, số ca F0 ngoài cộng đồng tăng đột biến, tỉ lệ trẻ nhiễm COVID-19 khá cao, đặc biệt, trẻ em chưa được tiêm vaccine. Điều này đã khiến không ít các vị phụ huynh lo lắng cho sự an toàn của con em mình nếu đến trường.
Để chuẩn bị cho con, chị Lan hướng dẫn con súc họng bằng nước muối sinh lý, rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang thường xuyên. Chị Lan cho biết, tôi cũng tăng cường dinh dưỡng cho con có sức đề kháng tốt nhất để quay trở lại trường.
Theo khuyến cáo của CDC Việt Nam, các vi chất dinh dưỡng như Kẽm, sắt, vitamin C, D, E rất quan trọng cho duy trì và tăng cường đề kháng khỏe mạnh để phòng dịch và hạn chế các triệu chứng tăng nặng của COVID-19 ở trẻ.
Tuy nhiên trên thực tế, trẻ em Việt đang thiếu trầm trọng cả kẽm và sắt. Theo báo cáo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, giai đoạn 2019- 2020 t tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm ở mức cao lên 60%, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt.
TS.BS Phan Bích Nga – GĐ Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc Gia cho biết thêm: “Riêng khu vực thành phố, 5 năm từ 2015 - 2020, tỉ lệ thiếu kẽm ở nhóm trẻ 6 - 59 tháng tuổi vẫn ở mức cao 49,6% và hầu như không cải thiện".
Đặc biệt chế độ ăn hằng ngày không thể đáp ứng được nhu cầu kẽm và sắt, chưa kể thực phẩm chứa kẽm và sắt khó lựa chọn, tỉ lệ hấp thu kẽm và sắt từ thức ăn thấp, chưa kể việc kẽm và sắt bị phá hủy, bị hao hụt trong quá trình chế biến. Chính vì vậy cần phải bổ sung Kẽm và sắt (ferro c) cho trẻ.
PGS.TS.Bác sĩ cao cấp Trần Đình Toán – Nguyên Viện trưởng viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết: “Tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như ngành dinh dưỡng đều khuyến nghị mọi người bổ sung thêm sản phẩm có tính chất bổ sung trực tiếp sắt và kẽm bằng đường uống cho các cháu là hữu hiệu nhất”.
Ngoài ra, việc bổ sung kẽm và sắt còn tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ, giảm mệt mỏi, giúp trẻ sớm bắt nhịp với hình thức học tập tại trường sau thời gian dài phải ở nhà vì dịch bệnh.