Trẻ sơ sinh tự ngủ sẽ thông minh hơn? Không chỉ là IQ mà còn nhiều yếu tố khác

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé tự ngủ sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, có lợi cho sự hình thành và phát triển chức năng não bộ.
baner-1652835424.png

Giấc ngủ của trẻ hầu hết được các bậc phụ huynh quan tâm, sau khoảng 3 tháng tuổi, bố mẹ có thể tập cho bé tự ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé có thể tự ngủ và thoải mái sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, có lợi cho sự hình thành và phát triển chức năng não bộ, sẽ thông minh hơn.

Đồng thời nuôi một em bé có khả năng tự ngủ từ nhỏ, bố mẹ sẽ nhàn hơn rất nhiều. Không những thế, giấc ngủ còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác trong quá trình lớn lên của một đứa trẻ.

Một nghiên cứu về ảnh hưởng của giấc ngủ đối với trí nhớ từ Đại học Y Harvard (Mỹ) đã chỉ ra những đứa trẻ có giấc ngủ không đều đặn, hay đi ngủ muộn cũng có khả năng phản ứng và nhận thức kém hơn các trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt.

Đồng thời trẻ ngủ muộn trong thời gian dài sẽ chậm phát triển trí não hơn, hoạt động của hệ thần kinh kém dần, dẫn tới khả năng đọc thông tin và trí nhớ không tốt.

lm0801-j01-title01-1652865111.png

3 khác biệt rõ rệt giữa một đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ cần dỗ dành mới ngủ được

Theo các chuyên gia tâm lý, một đứa trẻ ngủ ngoan so với đứa trẻ ngủ kém sẽ có sự khác biệt đáng kể về nhiều yếu tố khi lớn lên.

Khác biệt về chỉ số IQ 

Các chuyên gia cho biết, một đứa trẻ có nếp ngủ đều đặn, khả năng tự ngủ từ nhỏ và có thể tiếp tục duy trì thói quen tốt này khi lớn lên. Chất lượng giấc ngủ của những đứa trẻ này cũng tốt hơn, bộ não và cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn trong khi ngủ, nhờ đó cơ thể phát triển tốt hơn, trí thông minh cũng được kích thích tối đa.

Ngược lại, đứa trẻ thường xuyên cần bố mẹ dỗ dành khi đi ngủ có thể do đã phụ thuộc vào bố mẹ quá nhiều, càng lớn càng dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như: ngủ muộn, khó đi vào giấc ngủ. Hiện tượng này kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Đứa trẻ đó cũng không thể ngủ sâu giấc, ảnh hưởng đến quá trình tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, không tốt cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ về sau.

hinh-1-1652865171.jpg
Các chuyên gia cho biết, một đứa trẻ có nếp ngủ đều đặn, khả năng tự ngủ từ nhỏ não bộ sẽ phát triển tốt hơn.

Trẻ ngủ kém thiếu sự tự lập

Một yếu tố khác dễ dàng nhận thấy là những đứa trẻ thường xuyên phải bố mẹ ru ngủ từ bé khi lớn lên, khả năng tự lập sẽ kém hơn, thiếu kỹ năng quản lý thời gian, trẻ luôn cần bố mẹ sắp xếp, đốc thúc mọi việc. Dần dần, chúng hình thành tâm lý ỷ lại vào cha mẹ, sống dựa dẫm người khác.

Trong khi đó, các bé có thể tự ngủ từ sớm có khả năng tự biết điều chỉnh hành vi, ý thức cao vè thời gian, phát triển tính tự lập và khả năng thích ứng với môi trường mạnh mẽ.

Khác biệt về tính cách

Những em bé biết tự ngủ từ sớm có xu hướng trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn hơn, không cần sự kỷ luật quá mức của bố mẹ.

Ngược lại, những bé cần cha mẹ dỗ dành khi ngủ trong thời gian dài thường có tích cách nóng nảy, hay gây ra nhiều rắc rối khi lớn lên.

hinh-2-1652865208.jpg
Những em bé biết tự ngủ từ sớm có xu hướng trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn hơn, không cần sự kỷ luật quá mức của bố mẹ.
lm0801-j01-title02-1652865139.png

Muốn giúp bé tự ngủ từ sớm, cha mẹ nên làm gì?

Bố mẹ nên giúp bé tự ngủ và ngủ trọn giấc từ khoảng 3-4 tháng tuổi để tạo tiền đề cho trẻ phát triển tối ưu về mọi mặt. Bởi việc duy trì giấc ngủ đều đặn, đi ngủ sớm là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. 

Bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau đây để giúp bé tự ngủ từ sớm.

Nuôi dưỡng giấc ngủ tự chủ từ nhỏ

Trước khi đứa trẻ được sinh ra, trong bụng mẹ không hề có ánh sáng, và hoàn toàn không có khái niệm về ngày và đêm.

Vì vậy, sau khi đứa trẻ được sinh ra, bố mẹ nên bắt đầu với việc thiết lập nhận thức ngày và đêm để thiết lập việc nuôi dưỡng giấc ngủ tự chủ.

Ban ngày chú ý giữ phòng sáng sủa, không nên kéo rèm cửa dù trẻ đang ngủ, khi gia đình có hoạt động, không cần cố ý giữ im lặng.

Sau khi trẻ thức dậy, bố mẹ có thể tương tác với con nhiều hơn và cố gắng tập trung vào việc cho con bú trong ngày. Vào ban đêm, chú ý giữu cho ngôi nhà yên tĩnh, đèn trong phòng có thể tắt hoặc dùng ánh sáng nhẹ.

Nếu trẻ thức dậy để bú hoặc thay tả, bố mẹ chú ý thực hiện thao tác nhẹ nhàng và êm ái hơn. Duy trì việc trẻ tự ngủ ít nhất 42 giờ, điều này có thể đặt nền tảng tốt cho lịch trình nghỉ ngơi của trẻ sau này. 

Thiết lập thói quen ngủ tốt

Một số bố mẹ thường lo lắng quá mức khi con khóc vào ban đêm nên vội bế ngay trẻ lên để dỗ dành, cho bú, lâu dần trẻ sẽ hình thành thói quen ôm và dỗ ngủ.

Việc trẻ sơ sinh thỉnh thoảng thực hiện những cử động nhỏ trong khi ngủ là điều bình thường và chúng ta không cần quá lo lắng.

Đầu tiên hãy quan sát trong một khoảng thời gian (3-5 phút), để bé có cơ hội tự dỗ dành và ngủ trở lại, đồng thời xác định lý do bé cử động và có thực sự cần cho bé bú hay thay đổi không. 

Bố mẹ nên tạo thói quen đi ngủ đúng giờ vào mỗi tối sẽ giúp trẻ thiết lập đồng hồ sinh học, giúp bé dự đoán sắp đến giờ đi ngủ.

Giờ khuyến cáo để cho bé đi ngủ tốt nhất là vào khoảng 7h đến 8h tối, để bé dễ ngủ mà bố mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. 

hinh-3-1652865241.jpg
Một số bố mẹ thường lo lắng quá mức khi con khóc vào ban đêm nên vội bế ngay trẻ lên để dỗ dành, cho bú, lâu dần trẻ sẽ hình thành thói quen ôm và dỗ ngủ.

Hiểu nhu cầu giấc ngủ của trẻ

Bố mẹ hãy bắt đầu bằng cách xem số lượng giấc ngủ của trẻ ở mỗi độ tuổi. Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã phát triển thời lượng ngủ được khuyến nghị cho trẻ em:

Tham khảo thời gian thức và ngủ của trẻ sơ sinh ở các độ tuổi:

- Từ 0 đến 1 tháng, cần đi vào giấc ngủ trở lại khoảng 45 phút đến 1 giờ sau khi thức dậy.

- Trẻ từ 2-3 tháng, cần ngủ trở lại 1-2 giờ sau khi thức dậy.

- Trẻ từ 4-6 tháng, cần ngủ lại sau 1,5-2,5 giờ sau khi thức dậy.

- Trẻ từ 7-9 tháng, cần ngủ lại khoảng 2-3 giờ sau khi thức dậy.

- Trẻ từ 10-12 tháng, mất khoảng 2,5-4 giờ để ngủ trở lại.

Kế hoạch về giấc ngủ thực chất là xác định thời gian và thời gian mỗi ngày bé nên làm gì. Sau khi tham khảo thời gian ngủ và giờ thức dậy cần thiết của trẻ, các mốc thời gian cụ thể như bú mẹ, tương tác giữa bố mẹ và con cái, dỗ dành và đi vào giấc ngủ được sắp xếp theo tín hiệu giấc ngủ mà trẻ gửi đến .

Kiên trì thực hiện

Giai đoạn đầu rèn con ngủ tự lập, bé có thể khóc dữ dội. Lúc này, nhiều người xót con dễ dàng bỏ cuộc hoặc thỏa hiệp ngay, bế con lên lập tức. Nếu đã bắt đầu kế hoạch rèn con ngủ nề nếp, bố mẹ mẹ cần có sự quyết tâm và kiên trì cao, không nên bỏ cuộc giữa chừng.

Trẻ nhỏ rất nhanh quen nên chỉ cần vượt qua được cảm xúc lo lắng những ngày đầu, bé sẽ dễ dàng quen với việc tự ngủ mà không cần bố mẹ ôm ấp, vỗ về.

hinh-4-1652865294.jpg
Nếu đã bắt đầu kế hoạch rèn con ngủ nề nếp, bố mẹ mẹ cần có sự quyết tâm và kiên trì cao, không nên bỏ cuộc giữa chừng.