Trời nắng nóng nhưng con dâu ngày nào cũng ăn mặc kín bưng, mẹ chồng lén nhìn thì gục ngã

Nghe cháu gái tiết lộ bí mật, bà nội bật khóc.

Sinh con ra, ai mà chẳng mong con sau này có được một gia đình hạnh phúc, ấm no. Tôi cũng không ngoại lệ, ở độ tuổi “gần đất xa trời”, điều tôi an tâm nhất là 2 con trai yên bề gia thất, sinh cho ông bà những đứa cháu đáng yêu để “ẵm bồng”, chỉ thế thôi tôi đã mãn nguyện.

Chờ suốt nhiều năm, cuối cùng các con cũng có tổ ấm cho riêng mình. Và rồi đứa nào cũng lần lượt rời quê lên phố sinh sống. Dù rất muốn đi theo các con để hỗ trợ chăm cháu, nhưng càng lớn tuổi thì sức khoẻ càng không cho phép nên tôi chỉ có thể ở lại quê nhà. Tuy không thường xuyên, nhưng tôi rất vui vì cứ có dịp rảnh rỗi là tụi nhỏ lại kéo nhau về thăm ông bà. Lễ 30/4 này được nghỉ nhiều, nên gia đình con trai út đưa cháu về từ sớm.

Trong 2 ngày cuối tuần có con cháu về chơi, tôi hạnh phúc không từ nào có thể diễn tả được. Nhưng có một vấn đề tôi vẫn luôn thắc mắc và cảm thấy khó hiểu, ở quê thời điểm này quả thực thời tiết rất khắc nghiệt, nắng nóng “chảy mỡ”, vậy mà con dâu ngày nào cũng ăn mặc kín bưng. 

Ảnh minh hoạ

Tôi có bảo con thay quần áo thoải mái, mát mẻ để dễ hoạt động nhưng con chỉ cười rồi bảo không sao vì quen rồi. Thấy con dâu muốn vậy, tôi cũng không nhắc đến chuyện này nữa. Cho đến một trưa nọ, tôi vô tình đi ngang qua phòng tắm và thấy con dâu thay đồ, cảnh tượng trước mắt khiến tôi khiếp sợ. Trên cơ thể con dâu ấy thế mà lại chằng chịt những vết bầm tím, trầy xước giống như bị ai đó tác động.

Nghi có chuyện chẳng lành gì đó phía sau, tôi đã dụ dỗ thông tin từ cô cháu gái nhỏ. Và y như dự đoán, đứa trẻ biết mọi chuyện nhưng vì bị bố mẹ cấm được kể với ai nên bé sợ và chỉ giữ cho riêng mình. Theo đó, cháu gái đã thành thật khai với bà nội rằng dạo gần đây bố mẹ hay cãi nhau và bố thường xuyên “tác động vật lý” lên mẹ. Nghe cháu gái nói đến đây, tôi hiểu ngay tại sao con dâu lại ăn mặc như vậy.

Chưa cần biết lý do là gì khiến cho con trai tôi lại dở thói “vũ phu” lên vợ nó, tôi đã ngay lập tức gọi điện cho con trai, bắt về quê ngay để làm rõ sự tình. Tuy là con ruột, nhưng tôi sẽ không bênh con mình vì tôi đủ tỉnh táo để nhận ra dù đúng hay sai thì chồng đánh vợ đã là một hành vi không chấp nhận được.

Ảnh minh hoạ

Hơn thế nữa, điều tôi lo sợ nhất là cháu gái sẽ bị ảnh hưởng từ chuyện bất hoà của bố mẹ. Bảo sao, vài ngày trước đó cháu gái bỗng dưng nói với tôi rằng con bé muốn ở lại quê chơi với ông bà nội chứ không muốn về nhà trên phố nữa.

Tôi thực sự rất đau lòng khi chuyện này xảy ra với gia đình con trai mình. Hy vọng nó sẽ được giải quyết ổn thoả càng sớm càng tốt, nếu không người “thiệt” nhất không ai khác chính là cháu gái tôi.

Tâm sự từ độc giả luongchi…@gmail.com 

Việc bố thường xuyên đánh mẹ có tác động tâm lý rất lớn đến trẻ em, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của chúng. Trẻ em không chỉ là nhân chứng cho những cuộc xung đột trong gia đình mà còn phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực từ sự bạo lực đó.

1. Cảm giác bất an và lo âu

Trẻ em sống trong môi trường bạo lực thường cảm thấy bất an. Chúng có thể lo lắng về an toàn của bản thân và người mẹ, dẫn đến tình trạng lo âu kéo dài. Điều này có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, khó tập trung và giảm khả năng học tập.

2. Hình thành nhận thức sai lệch về tình yêu và mối quan hệ

Trẻ em có thể phát triển nhận thức sai lệch về tình yêu và mối quan hệ. Chúng có thể thấy rằng bạo lực là một cách để giải quyết xung đột, dẫn đến việc lặp lại hành vi này trong các mối quan hệ tương lai của chúng.

3. Tình trạng trầm cảm

Trẻ em trong những gia đình bạo lực có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Chúng có thể cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và không được yêu thương. Tình trạng này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến khả năng xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.

4. Khó khăn trong việc phát triển kỹ năng xã hội

Trẻ em sống trong môi trường bạo lực thường thiếu kỹ năng xã hội cần thiết để tương tác với bạn bè và người khác. Chúng có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn và xây dựng lòng tin.

5. Tác động đến sức khỏe thể chất

Ngoài tác động tâm lý, trẻ em cũng có thể chịu ảnh hưởng về sức khỏe thể chất. Stress mãn tính do chứng kiến bạo lực có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đau đầu, dạ dày và các bệnh khác.

6. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực này, việc tìm kiếm sự can thiệp từ chuyên gia tâm lý là rất quan trọng. Các chương trình hỗ trợ có thể giúp trẻ em hiểu và xử lý cảm xúc của mình, đồng thời học các kỹ năng đối phó hiệu quả.

TRANG TRI