Trời nóng nhưng con gái luôn trùm chăn kín mít khi ngủ, một lần lén vào phòng kéo chăn, tôi ngã ngửa

Phát hiện việc làm lén lút của con, tôi vừa giận vừa thương.

Trước đây, tôi là một người vô tư nhưng kể từ khi làm mẹ, tôi phát hiện ra bản thân thay đổi rất nhiều, nhất là sự nhạy cảm. Mọi vấn đề bất thường liên quan đến con, tôi hầu như đều nhận ra, may cũng nhờ thế mà tôi kịp thời can thiệp để hạn chế tối đa những nguy hại xảy ra với tụi nhỏ trên hành trình các bé khôn lớn.

Tôi hiện tại đã là mẹ 2 con, con gái lớn học lớp 5 và con trai nhỏ mới tập đi nhà trẻ. Tôi không nhận mình khó tính, nhưng tôi thực sự khá cẩn thận trong việc nuôi dạy con. Nhất là những thứ tác động trực tiếp đến sức khoẻ của bé. Ở độ tuổi con đang phát triển mạnh mẽ, tôi luôn coi trọng chế độ ăn uống của con. Cả hai bé đều được mẹ kiểm soát chuyện ăn uống khoa học, chứ không phải vì còn nhỏ mà muốn ăn gì thì ăn cho mau lớn như quan điểm mà nhiều ông bà ngày xưa hay dạy.

Ảnh minh hoạ

Từ nhỏ đến lớn, rất hiếm khi tôi cho các con ăn vặt, vì tôi biết ở giai đoạn của các con, nếu ăn uống vô tội vạ thì tỉ lệ mắc béo phì sẽ rất cao. Tuy nhiên, có lẽ vì bị mẹ quản lý sát sao, nhưng trẻ nhỏ thường đứa nào cũng thích ăn vặt. Thế nên, con gái tôi đã lén lút làm một chuyện giấu mẹ, khiến tôi không bao giờ ngờ đến.

Đứa trẻ đến trường thấy bạn ăn đồ ăn vặt, thế là vì quá thèm nên đã bạo dạn mượn tiền bạn rồi sau đó mua rất nhiều đồ ăn vặt cất kỹ trong cặp. Tối đến khi đi ngủ, con sẽ ở phòng khóa kín cửa rồi trùm chăn và mở các túi đồ ăn vặt ra. 

Bảo sao dạo gần đây, trời vào hè nóng nực nhưng lâu lâu tôi lại phát hiện con trùm chăn kín mít. Con bé giả vờ ngủ để “đánh lừa” mẹ, nhưng vì nhận ra hành động bất thường đó của con nên tôi đã nghi ngờ. Cuối cùng, một lần lén vào phòng đứa trẻ, kéo chăn lên kiểm tra tôi mức thực sự ngã ngửa với cảnh tượng trước mặt. 

Mặc dù rất tức giận trước việc con làm, tuy nhiên sau khi thấy con gái mắt ngấn lệ rồi bảo thèm và năn nỉ mẹ cho con ăn, tôi đã không kiềm được lòng vì xót con. Kết quả, tôi đã cho phép con bé giữ lại đống đồ ăn vặt đó và hai mẹ con đã có một cuộc trò chuyện khá dài vào ngày hôm sau.

Ảnh minh hoạ

Thực tế, tình huống này không hiếm gặp trong nhiều gia đình, và tôi nghĩ nhiều bà mẹ cũng sẽ gặp phải giống tôi. Mỗi người sẽ có cách giải quyết khác nhau, nhưng tôi hy vọng dù thế nào thì các bố mẹ cũng nên ghi nhớ đặt sức khoẻ của con cái lên hàng đầu, đừng dễ mủi lòng và chiều cao, nếu không muốn tương lai hối hận…

Tâm sự từ độc giả dungnguyen…@gmail.com

Theo các chuyên gia, bác sĩ Nhi thì quả thực những đứa trẻ có cân nặng vượt mức tiêu chuẩn sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên thì khi trẻ còn đang trong "tuổi ăn tuổi lớn", việc giảm cân chỉ bằng cách ăn ít là rất khó, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy mà trong vấn đề này, bố mẹ cần phải có kiến thức và sự hiểu biết kỹ lưỡng, để đưa ra những lựa chọn nuôi dạy con đúng đắn.

Một số tác hại của bệnh béo phì đối với trẻ

- Vấn đề sức khỏe thể chất: Béo phì là một nguy cơ khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gan mỡ và bệnh lý về hô hấp. Trẻ béo phì thường gặp khó khăn trong việc đi lại, hoạt động thể chất và thường xuyên bị mệt mỏi. Những vấn đề này có thể kéo dài suốt đời và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cũng như tuổi thọ của trẻ.

- Tác động tâm lý và xã hội: Béo phì có thể gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng cho trẻ, chẳng hạn như trẻ cảm thấy tự tị và có cảm giác bị xa lánh. Trẻ béo phì dễ bị kỳ thị, bắt nạt hoặc chế giễu từ bạn bè. Điều này dẫn đến sự cảm thấy tách biệt và khó khăn trong việc tạo mối quan hệ xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sự phát triển xã hội của trẻ.

- Tình trạng vận động kém: Béo phì làm hạn chế sự linh hoạt, và khả năng vận động của trẻ. Trẻ béo phì thường gặp khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động thể chất, như chạy, nhảy, leo trèo. Trẻ có thể gặp nhiều trở ngại trong việc duy trì một lối sống hoạt động, và thể hiện khả năng khám phá thế giới xung quanh một cách tự tin.

- Tác động đến phát triển toàn diện: Béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm cả khả năng học tập và tư duy. Trẻ béo phì thường gặp khó khăn trong việc tập trung, tư duy logic,... Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập, sự phát triển trí tuệ và khả năng thích ứng với môi trường học tập ở trẻ.

- Tác động xã hội và kinh tế: Béo phì tạo áp lực tài chính cho gia đình, do yêu cầu chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm và chăm sóc y tế. Ngoài ra, tình trạng béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến cơ hội công việc, và sự phát triển xã hội của trẻ trong tương lai. Trẻ béo phì có thể gặp khó khăn trong việc tìm cơ hội việc làm, và đối mặt với các rào cản xã hội như định kiến về ngoại hình và cân nặng.

Bố mẹ nên làm gì để giúp con duy trì một thân hình cân đối, sức khoẻ tốt?

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Cung cấp cho con một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng và thực phẩm tự nhiên. Bố mẹ nên tập trung vào việc cung cấp các loại rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, đậu, và hạn chế thức ăn nhanh, đồ ngọt hay đồ uống có nhiều đường.

- Khuyến khích hoạt động thể chất: Tạo điều kiện cho con tham gia vào hoạt động thể chất đều đặn. Bố mẹ có thể đưa con đi dạo, chơi các trò chơi ngoài trời, tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc môn học như bơi, bóng đá, võ thuật,... Cố gắng giới hạn thời gian con dành cho các thiết bị điện tử, và khuyến khích thời gian ngoài trời.

- Tạo môi trường gia đình lành mạnh: Gia đình nên là môi trường tích cực cho con. Đảm bảo rằng trong nhà có đủ thực phẩm lành mạnh, và hạn chế có sẵn đồ ăn không tốt cho sức khoẻ. Hãy cùng nhau tham gia vào các hoạt động gia đình như nấu ăn chung, đi dạo, hay chơi các trò chơi thể chất.

- Hỗ trợ tinh thần và tạo lòng tự tin: Tạo môi trường ủng hộ và khích lệ con. Hãy lắng nghe và hiểu các tâm tư, lo lắng của con và hỗ trợ con trong việc xây dựng lòng tự tin, và hình thành một hình ảnh tích cực về bản thân. Khuyến khích con tham gia vào các hoạt động yêu thích, để phát triển sở thích cá nhân.

- Làm gương cho con: Bố mẹ cần trở thành hình mẫu cho con, bằng cách có một lối sống lành mạnh để con học tập và noi theo. Hãy thể hiện chế độ ăn uống cân đối, thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn và giữ một thái độ tích cực đối với việc chăm sóc sức khỏe cá nhân trước mặt con trẻ.

- Giáo dục về dinh dưỡng: Hãy giáo dục con về lợi ích của việc ăn uống lành mạnh và cân đối. Hãy giải thích cho con về các nhóm thực phẩm khác nhau, và cách chúng có thể hỗ trợ sức khỏe, sự phát triển toàn diện của con. Dùng những nguồn thông tin đáng tin cậy để cung cấp kiến thức dinh dưỡng cho con.

TRANG TRI