6 câu nói trí tuệ của cổ nhân chỉ rõ muôn nẻo đường đời nên học

"Không có tài sản nào quý bằng trí thông minh, không vinh quang nào lớn hơn học vấn và hiểu biết". Dưới đây là 6 câu nói trí tuệ của cổ nhân giúp bạn sống an nhiên, hạnh phúc, hãy cố gắng ghi nhớ.


1. Đưa đò phải đưa qua bên sông, xây tháp phải xây đến đỉnh

Câu nói này rất dễ hiểu, đọc lên đã thấy quen thuộc, như có dư vị “kiên trì đến cùng”. Đúng vậy, “Đưa đò phải đưa qua bên sông, xây tháp phải xây đến đỉnh” chính là bảo chúng ta làm việc phải dụng tâm, phải có nghị lực và tinh thần kiên trì đến cùng.

Khi đã hiểu rõ đạo lý kiên trì, lại có thể thực hiện được tinh thần kiên trì không mệt mỏi, thế thì bất kỳ sự tình gì cũng khó mà quấy nhiễu được người như vậy. Bởi vì loại người này ắt sẽ năng lực nhẫn nại vượt qua khó khăn, không sợ trắc trở. Do đó, khi anh ta đã quyết định làm việc gì thì sẽ nhất định làm đến cùng, không khó khăn nào có thể đẩy lùi.

Nhìn khắp thế gian, người thế nào mới có thể đạt được thành tựu? Đương nhiên là người hiểu được đạo lý “kiên trì đến cùng”, đây cũng chính là bí quyết để có được vinh quang, được người đời sau coi là tấm gương học tập noi theo.

2. Đấu gạo nuôi ơn, gánh gạo nuôi thù

Câu nói này có ý rằng: Nếu chúng ta giúp một người đang ở trong nguy nan, người đó sẽ vô cùng cảm kích chúng ta. Nếu người đó đã có thể tự sống được bằng sức mình, chúng ta vẫn không ngừng giúp đỡ, vẫn tiếp tục cung cấp gạo cho anh ta như cũ. Khi thời gian kéo dài, số lần nhiều lên, thì anh ta vốn trước đây có lòng cảm kích chúng ta, sẽ dần dần coi sự giúp đỡ của chúng ta là đương nhiên.

3. Tuyệt thị cấm dục, sở dĩ trừ lụy. Ức phi tổn ác, sở dĩ nhượng quá

Bỏ những thị hiếu không tốt, cấm những dục vọng không đúng bổn phận, như vậy có thể tránh được nhiều hệ lụy. Ức chế những hành vi không đúng đắn, giảm thiểu các hành vi xấu, như vậy có thể tránh được sai lầm

Người xưa luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trừ bỏ dục vọng. Khổng Tử nói: “Vô dục tắc cương”, nghĩa là “Không có dục vọng ham muốn thì ắt sẽ mạnh mẽ kiên cường”. Bỏ đi những dục vọng dư thừa, mới có thể cương trực không a dua người.

Nhưng những đạo lý này nói ra rất dễ, làm được lại rất khó. Ví như “thị hiếu”, “dục vọng” đều là những cái khó mà nhất thời thay đổi được. Nếu thực sự có thể thực hiện được, cần phải lý giải sâu sắc, sau đó dựa vào ý chí kiên cường, lớn mạnh để thực hiện, thì mới có thể thay đổi được.

4. Phù chí, tâm độc hành chi thuật. Trường một trường ư bác mưu, an một an ư nhẫn nhục, tiên một tiên ư tu đức

Muốn chí hướng kiên định, dốc sức thực hiện, thì phương pháp tốt nhất, không gì bằng đa mưu suy nghĩ sâu xa; phương thức an toàn nhất, không gì bằng an lòng chịu nhẫn nhục; nhiệm vụ quan trọng ưu tiên nhất, không gì bằng tu đức

Toàn tâm dốc sức thực hiện chí hướng, thì đó là cái gốc của lập thân, thành tựu danh vọng. Tầm quan trọng của lập chí cũng không cần nói nhiều. “Chim sẻ, chim én sao biết được chí chim hồng, chim hộc”, từ xưa đến nay, người trong lòng ôm chí lớn đều cô độc.

Như sách “Đại học” nói: Biết dừng thì sau đó mới định, định thì sau đó mới có thể tĩnh, tĩnh thì sau đó mới có thể an, an thì sau đó mới có thể nghĩ, nghĩ thì sau đó mới có thể đắc được.

5. Không xuống đáy biển không biết biển sâu; nếu không sinh con không biết ơn cha mẹ

Câu nói này rất rõ ràng minh bạch, ý nghĩa đều thể hiện trên mặt chữ. Tuy nhiên ý nghĩa ẩn chứa lại rất sâu xa.

Chúng ta cũng thường được nghe bậc làm cha mẹ nói: “Đến khi con làm cha, làm mẹ, con sẽ biết lòng cha mẹ lúc này”

Khi chúng ta thực sự dấn thân xuống đáy biển, hoặc thực sự nuôi dạy con cái, chúng ta mới bỗng ngộ ra: Ôi, thì ra đáy biển sâu như thế này. Ôi, thì ra cha mẹ bỏ bao công sức sâu nặng thế này cho mình, công ơn cha mẹ đúng là nặng tựa núi Thái Sơn.

Rất nhiều sự tình khi chưa gặp phải, thì cho dù có người nói với chúng ta như thế nào, chúng ta cũng có thể chẳng cần suy nghĩ mà kết luận, nào có hay, đó chỉ là vì chúng ta chưa từng gặp phải tình huống ấy, chưa đặt mình vào hoàn cảnh đó. Vậy nên, cần dụng tâm suy nghĩ, biết đặt mình vào vị trí của người khác mà thấu hiểu, cảm thông.

6. Hạnh phúc là do tích thiện tích đức; còn tai họa là do làm nhiều việc bất nghĩa

Ngạn ngữ có câu: “Cứ làm việc tốt, thì không phải hỏi tiền đồ”. Chỉ cần hành thiện tích đức, tự nhiên phúc thọ bình an, do đó hoàn toàn không cần phải lo lắng tiền đồ hung cát như thế nào. Tu trăm điều thiện tự sẽ có trăm điều phúc.

Làm nhiều việc tốt, dần dần sẽ tạo thành ảnh hưởng tốt đối với tâm lý, đó chính là giờ nào phút nào tâm cũng yên tĩnh bình thản. Điều này đương nhiên là niềm vui lớn nhất của đời người.

Nếu chúng ta cái gì cũng muốn đạt được, lại không dùi mài chuyên sâu, thế thì kết quả cuối cùng sẽ là cái gì cũng học không đủ thấu, không đủ tốt.

 

Trúc Chi