Ảnh minh họa
1. "Chuyện ấy" liên quan đến giàu nghèo
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Annals of Epidemiology dựa trên khảo sát ở 1.000 công dân của Tây Ban Nha cho thấy, có tới 90% nhóm người trưởng thành nói rằng họ hài lòng với cuộc sống tình dục. Riêng phụ nữ ít hài lòng hơn, nhất là nhóm người có vị trí kinh tế xã hội thấp. Đặc biệt, những người càng nghèo, càng ít có khả năng kiểm soát việc tránh thai và có tỉ lệ bị lạm dụng tình dục cao.
2. "Chuyện ấy" không thể diễn ra trong môi trường không gian?
Theo nghiên cứu của chuyên gia sinh học Athena Andreadis, Đại học Massachusetts Mỹ, công bố trên tạp chí SPACE.com, con người không thể thực hành vi tình dục trong môi trường phi trọng lực được. Thực tế, giả thiết này chưa được thử nghiệm nhưng theo nghiên cứu, "yêu" là điều rất khó khăn trong môi trường đặc biệt nói trên, bởi không có lực kéo, không có ma sát, không có đề kháng thì con người có thể vồ hoặc va đập vào tường thay vì sex bình thường như ở dưới mặt đất.
3. Quan hệ tình dục gây hiện tượng dysphoria postcoital ở phụ nữ?
"Chuyện ấy" tuy không phải là thuốc lắc, nhưng lại mang lại cảm giác tuyệt vời, nên con người dành nhiều thời gian, tiền của cho nó. Ngược lại, quan hệ tình dục cũng gây ra hiện tượng có tên dysphoria postcoital ở phụ nữ, hay còn gọi là cảm xúc tiêu cực sau giao hợp nếu không được thỏa mãn.
Theo nghiên cứu của ĐH Công nghệ Queensland, Australia, khoảng 33% trong số 200 phụ nữ trẻ tham gia vào một nghiên cứu cho biết họ cảm thấy buồn chán sau quan hệ tình dục vào một số thời điểm nhất định trong cuộc đời. Tuy chưa tìm ra lý do đích thực, nhưng các nhà khoa học đều cho rằng hiện tượng dysphoria postcoital sau khi quan hệ tình dục là có thật, nhất là ở nhóm người từng bị lạm dụng tình dục.
4. Mỗi ngày con người nghĩ bao nhiêu lần về "chuyện ấy"?
Ảnh minh họa
Nhiều người cho rằng đàn ông nghĩ đến "chuyện ấy" với tần suất 24 - 7, có nghĩa 24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần nhưng theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về tình dục (JSR) thì đàn ông nghĩ về ăn, ngủ và quan hệ tình dục với tỉ lệ ngang bằng nhau. Cụ thể, trung bình một người đàn ông ở tuổi sinh viên nghĩ về "chuyện ấy" là 18 lần/ngày so với 10 lần/ngày ở phụ nữ.
5. Quan hệ tình dục rủi ro nhất là khi nào?
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nghiện (Addiction) số ra tháng 5/2012 thì rủi ro "chuyện ấy" cao nhất là khi say rượu. Những người uống càng nhiều rượu thì càng “làm liều”, sẵn sàng tham gia vào quan hệ tình dục không an toàn, thủ phạm lây nhiễm HIV và các bệnh nan y khác.
Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc kích thích cũng có thể gây ra hành vi tình dục nguy hiểm, ví dụ như nhóm sử dụng ma túy methamphetamine là nhóm dễ mắc bệnh HIV và các loại bệnh lây lan qua đường tình dục (STD). Có trường hợp lạm dụng rượu, sức khỏe yếu lại cố gắng làm "chuyện ấy", khi đó rượu kích thích đến hệ tim mạch, gây co giật, huyết áp tăng cao, xuất huyết não… dẫn đến đột tử.
5. Quan hệ tình dục cũng có thể gây nghiện?
Nghiện "chuyện ấy" không khác gì nghiện thuốc lá hoặc nghiện rượu. Điều này đã được chứng minh qua một số nghiên cứu khoa học. Trong khi chưa có một định nghĩa cụ thể của hiện tượng nghiện quan hệ tình dục nhưng phần lớn các nhà khoa học đều nhất trí đây là tình trạng hypersexual disorder hay rối loạn tình dục mất kiểm soát hay cuồng tình dục.
Theo các nhà khoa học, đây là hành vi tình dục không bình thường, thậm chí không thể kiểm soát và hành động theo ham muốn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, người nghiện tình dục còn sử dụng hoạt động tình dục để đối phó với sự căng thẳng và giống như nghiện khác, hành vi này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày, gây suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí còn phạm tội.
6. Tinh dịch kích thích trứng rụng?
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PNAS số ra tháng 8 mới đây, trong một số động vật có vú, tinh dịch có thể kích thích gây rụng trứng. Một hợp chất có trong tinh dịch có thể kích hoạt trứng rụng, đặc biệt là trong quá trình giao phối. Cơ chế gây rụng trứng này là điều lý giải hiện tượng mang thai cũng như khả năng sinh sản rất đặc biệt của con người, giống như lịch rụng trứng định kỳ ở phụ nữ, bí ẩn này đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được.
7. Quan hệ bằng đường miệng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai?
Quan hệ tình dục bằng đường miệng được giới khoa học gọi là “sự quyến rũ chết người”, tuy hiếm xảy ra nhưng vẫn có trong thực tế. "Chuyện giường chiếu" kiểu này sẽ gây tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch (venous embolism), nhất là khi đối tác thổi không khí vào âm đạo, sau đó không khí đi vào hệ thống tuần hoàn, phát sinh bong bóng và làm nghẽn mạch, gây đau đớn, tổn thương mô và nặng có thể tử vong.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Postgraduate Medical Journal năm 1998 cho biết, trong số 20 triệu ca mang thai có 18 trường hợp thuyên tắc tĩnh mạch dẫn đến tử vong. Năm 2007, một nghiên cứu tương tự phát hiện thấy 22 trường hợp thuyên tắc tĩnh mạch liên quan đến sex bằng đường miệng, thì 19 ca là phụ nữ mang thai.
8. Quan niệm "chuyện ấy" như thế nào là chuẩn?
Theo một cuộc thăm dò do Viện Kinsey Institute (KI), của Mỹ thực hiện mới đây cho thấy quan niệm về chuyện "giường chiếu" cũng không đồng nhất. Thực tế có tới 45% nói rằng "chuyện ấy" là kích thích bộ phận sinh dục, 71% cho rằng quan hệ tình dục bằng đường miệng và 80% lại khẳng định giao hợp qua đường hậu môn mới là quan hệ tình dục.
9. Nhiệt cơ thể cho biết thời gian rụng trứng
Khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể người phụ nữ nóng lên khoảng một nửa độ F. Trước khi rụng trứng, hầu hết nhiệt độ cơ thể phụ nữ từ 96 - 980 F (35,5 - 36,60C). Ngay sau khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể tăng lên khoảng 97 - 990F (36,1 - 37,20C). Phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát sinh sản là đo thân nhiệt để phát hiện thời điểm rụng trứng.
10. Tuổi thọ tinh trùng là bao nhiêu?
Hiện tượng mang thai ngoài ý muốn là khá phổ biến do con người không biết cụ thể thời điểm trứng rụng cũng như tuổi thọ tinh trùng. Phụ nữ có khả năng mang thai trong khoảng 3 - 6 ngày mỗi tháng, tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Tinh trùng có thể gắn vào đường sinh sản khoảng 5 ngày, nhưng cũng có trường hợp hiếm, có thể tồn tại thêm hai ngày hoặc lâu hơn nữa.
Theo Khắc Nam/Sức Khỏe Đời Sống