Rau hoa chuông: Rau ăn hoa chuông có hình dạng rất giống cây rau đắng. Cây hoa chuông vàng thuộc họ cà độc dược. Rất nhiều người đã ăn nhầm lá cây này do tưởng là cây lá đắng mọc trong vườn. Cây hoa chuông chứa Spocolamin là một chất độc gây ảo giác nên khi ăn lẩu cũng không nên ăn loại rau này.
Rau kinh giới: Theo đó, rau kinh giới "kỵ" thịt gà. Theo Đông y, khi kết hợp 2 thứ này chung với nhau có thể gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy.
Giá đỗ: Giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng nhưng có nguy cơ ngộ độc cao bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35oC, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật.
Nấm lạ: Nấm là loại rau ăn kèm trong lẩu được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên khi hái nấm lạ về dùng người dân cần hết sức cẩn thận kẻo nhầm lẫn dễ gây ngộ độc và có thể tử vong.
Rau mùng tơi không ăn cùng lẩu bò: Trong Đông y, rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy... còn thịt bò có tính ôn (ấm) nên khi ăn chung có thể khiến người ăn bị đau bụng, đầy bụng khó chịu…
Những lưu ý khi ăn lẩu: Lẩu có nhiều loại gia vị, nhiều mỡ, nhiều đạm nên không thể ăn thường xuyên, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... Theo đó, bạn chỉ nên ăn lẩu tối đa mỗi tuần một lần.
Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.
Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu. Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy.
Bởi vậy, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm.