5 lỗi trả lời phỏng vấn thường gặp của ứng viên thiếu kinh nghiệm

Phỏng vấn là quá trình trao đổi giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, tuy nhiên chủ đạo là nhà tuyển dụng hỏi và ứng viên trả lời. Vì thế, trả lời đúng nội dung nhà tuyển dụng muốn chính là bí quyết để bạn có kết quả tốt nhất. Có khá nhiều ứng viên do thiếu kinh nghiệm nên không hiểu được điều nhà tuyển dụng muốn. Do đó câu trả lời phỏng vấn của họ không phù hợp khiến kết quả phỏng vấn không như kỳ vọng.
5-loi-can-khac-phuc-cho-lan-phong-van-tiep-theo-cua-ban-hinh-anh-1-1661987219.jpg
 

Vậy những lỗi trả lời phỏng vấn thường gặp ở ứng viên thiếu kinh nghiệm là gì?

Không làm nổi bật giá trị của bản thân

Một trong những câu hỏi đầu tiên ứng viên tìm kiếm việc làm Hải Phòng online và rất nhiều nơi khác sẽ nhận được là giới thiệu về bản thân. Với những ứng viên thiếu kinh nghiệm, họ sẽ nghĩ đơn giản, giới thiệu bản thân là nói về tên tuổi, quê quán, học trường nào…

Thực tế, đó không phải là nội dung nhà tuyển dụng muốn nghe. Bởi nếu muốn, chỉ cần 5 giây nhìn vào CV, thông tin của bạn đã đầy đủ. Điều nhà tuyển dụng muốn biết là giá trị của bạn. Bạn cần nêu ra những phẩm chất chính, đã áp dụng nó ra sao, tạo ra giá trị gì cho công ty, cho đối tác.

Ví dụ: Là một content writer, với khả năng tạo nội dung tốt, sáng tạo, giá trị và thu hút, em đã giúp các sản phẩm doanh nghiệp tiếp cận được lượng khách hàng mới đáng kể.

Tập trung kể xấu/tốt về công ty cũ

Khi nhà tuyển dụng hỏi: “Vì sao em nghỉ việc ở công ty cũ?” thì bạn tập trung vào kể xấu sếp cũ, quản lý cũ…

Đó là sai lầm. Kể cả, nếu nguyên nhân nghỉ việc thì bạn cũng không được đánh giá điểm trung thực. Ngược lại, bạn sẽ bị cho là nhiều chuyện, thiếu tinh tế. Nhà tuyển dụng không muốn sở hữu nhân sự như vậy. Còn nếu kể tốt quá nhiều, nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ những lời nói của bạn thiếu sự thành thật, vì tốt như vậy thì sao bạn lại nghỉ việc?

Cách tốt nhất bạn hãy thể hiện sự tôn trọng dành cho công việc cũ. Hãy nói về khoảng thời gian làm việc ở công ty cũ là trải nghiệm hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm quý giá. Bạn cũng có thể nói thêm những điều mong muốn, hy vọng ở công ty mới. 

Không am hiểu về công ty mới/vị trí mới

Nhà tuyển dụng muốn xác định, bạn thực sự quan tâm tới công việc mới như thế nào với câu hỏi “Tại sao bạn lựa chọn công việc/ công ty này”.

Với ứng viên thiếu kinh nghiệm, câu trả lời thường là: “Vì em đọc được thông tin tuyển dụng” hoặc “Vì công việc này em đã có kinh nghiệm”… Với câu trả lời này, nhà tuyển dụng cho rằng bạn không xem trọng cơ hội việc làm từ phía họ, thiếu đam mê, nhiệt huyết với công việc.

Điều bạn cần thể hiện là nói về những điểm nổi bật của công ty. Quan trọng hơn, bạn cần chỉ ra sự hòa hợp, điểm chung của bạn với văn hóa công ty. Để làm được điều đó, bạn cần quan sát tốt và có sự hiểu biết về công ty, về vị trí ứng tuyển. Vì thế, bạn nên tìm hiểu trước về lịch sử công ty, về các sự kiện công ty gần đây, thông tin vị trí ứng tuyển…

Không biết cách làm rõ hoặc thổi phồng thế mạnh

Khi nhà tuyển dụng hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?” thì đây chính là thời điểm để chứng tỏ bạn là ứng viên phù hợp nhất mà họ đang tìm kiếm. Thay vì trả lời phỏng vấn theo kiểu “Em có nhiều điểm mạnh nên em không biết thực sự mạnh ở đâu” hãy mạnh dạn nói ra những phẩm chất, chuyên môn và kỹ năng tốt nhất của bạn mà bạn cho rằng phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý, đừng sa vào kể lể. Bởi khi bạn kể ra quá nhiều điểm mạnh thì chứng tỏ, bạn không có điểm mạnh nào. Bạn cũng không nên thổi phồng thế mạnh bản thân. Bạn nghĩ điều đó giúp mình trúng tuyển thì đó chính là sai lầm. Với kinh nghiệm nhà tuyển dụng dễ dàng phát hiện ra bạn có trung thực hay không. Nếu may mắn vượt qua được buổi phỏng vấn thì vì sự “nói dối” trước đó, bạn sẽ chịu áp lực và sớm phải tự nghỉ việc trước khi nhà tuyển dụng sa thải.

Không định hướng rõ mục tiêu nghề nghiệp

“Kế hoạch của bạn trong 3-5 tới là gì?” cũng là câu hỏi mà ứng viên thiếu kinh nghiệm thường mắc lỗi khi trả lời. Nhiều ứng viên đơn giản nói rằng “Mục tiêu của em là kiếm tiền, đảm bảo sinh hoạt”… Câu trả lời này không sai nhưng bạn sẽ bị đánh giá không có mục tiêu nghề nghiệp, thiếu động lực để cống hiến doanh nghiệp và phát triển bản thân.

Nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu rõ ràng, thể hiện cam kết gắn bó với công ty. Vì thế bạn cần dành thời gian suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp hay công việc ứng tuyển giúp ích gì cho con đường sự nghiệp để có câu trả lời rõ ràng nhất.

Trên đây là một số sai lầm thường gặp ở ứng viên thiếu kinh nghiệm khi trả lời phỏng vấn. Hi vọng bạn sẽ rút ra được bài học riêng để không mắc phải sai lầm đó và đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình phỏng vấn.

                                                                                           Nguyễn Lý