5 sai lầm cần tránh khi ăn giá đỗ

Giá đỗ giàu vitamin, khoáng chất và protein cần thiết cho sức khỏe nhưng bạn lưu ý tránh mắc những sai lầm này khi ăn.

Ăn giá đỗ khi đói

Giá đỗ có tính mát, lành nhưng không phù hợp cho người có biểu hiện chân tay lạnh và thiếu lực, đau nhức, đi ngoài phân lỏng. Với tính hàn trong giá đỗ, nếu ăn vào thì sẽ khiến bệnh tình nặng thêm. Bạn không nên ăn giá đỗ khi bụng đói vì không tốt cho dạ dày.

Ăn giá đỗ chưa được nấu chín

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, giá đỗ ngon nhưng có nguy cơ ngộ độc cao, chưa kể giá đỗ được ngâm ủ không đúng quy trình và không đảm bảo vệ sinh. Thêm nữa, giá thường làm ở nhiệt độ 30-35 độ C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển.

Khi ăn giá sống, nếu chưa được rửa sạch thì bạn rất dễ nhiễm vi sinh vật. Do đó, khi ăn giá, bạn nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm với nước sạch kèm theo ít muối.

5 sai lam khi an gia do gay hai suc khoe

Ăn giá đỗ thường xuyên

Giá đỗ giàu chất dinh dưỡng, khi được làm theo cách thông thường là ngâm - ủ truyền thống sẽ rất sạch và an toàn. Thế nhưng hiện nay, vì lợi ích kinh tế nên không ít người dùng một số loại thuốc kích thích nhằm tăng năng suất. Ăn giá đỗ “bẩn” trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có các bệnh nguy hiểm như ung thư.

Kết hợp giá đỗ với gan lợn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên kết hợp giá đỗ với gan vì chúng kỵ nhau. Giá đỗ chứa rất nhiều vitamin C, còn gan lợn lại có chứa lượng đồng lên tới 2,5mg/100g giá. Nếu xào lẫn hoặc ăn với gan lợn với giá đỗ cùng lúc hay trong thời gian gần nhau, vitamin C sẽ bị oxy hóa mất hết tác dụng.

Ăn giá đỗ khi đang uống thuốc

Giá đỗ có tính giải các chất độc nhưng cũng giải luôn tác dụng của thuốc. Nếu đang uống thuốc điều trị một bệnh nào đó, bạn nên tránh ăn giá đỗ gần với thời gian uống thuốc.

Đinh Kim (T/h)