6 kiểu người chớ dại thay cơm gạo trắng bằng gạo lứt để giảm cân kẻo dạ dày ngày càng "nát", tiêu hóa gặp vấn đề

CTV
Người khỏe mạnh nhịn ăn cơm gạo trắng vài bữa có thể không sao nhưng với một số người nếu không ăn mà thay thế bằng gạo lứt hay ngũ cốc nguyên hạt có thể gây tổn hại sức khỏe.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, gạo trắng rất dễ hấp thụ và tiêu hóa, đồng thời có thể duy trì hoạt động bình thường của dạ dày. Nhiều người khi muốn giảm cân thường bỏ cơm gạo trắng và thay bằng cơm gạo lứt hoặc các loại tinh bột khác.

Với những người không có vấn đề gì về sức khỏe nếu thỉnh thoảng không ăn gạo trắng sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng với một số người, gạo trắng là một trong những thực phẩm đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của họ, thậm chí còn được khuyên không nên thay cơm gạo trắng bằng các loại gạo khác.

Li Qi, một bác sĩ y học Trung Quốc, đã chỉ ra rằng ăn gạo trắng rất có lợi cho sức khỏe, bà khuyến nghị những bệnh nhân sau đây nên ăn ít nhất một bát cơm trắng mỗi ngày.

1. Viêm dạ dày, loét dạ dày

Li Qi cho biết, khi bị viêm dạ dày hoặc loét dạ dày nghĩa là thành dạ dày đã bị tổn thương, đang ở trạng thái viêm nhiễm, ăn mòn. Lúc này nếu ăn các loại gạo nguyên hạt như gạo lứt, gạo mầm, gạo tím, đậu xanh, đậu đỏ các loại, sẽ làm tăng mức độ bào mòn thành dạ dày, làm triệu chứng trầm trọng hơn.

Khi cơ tay bị viêm, đau, chúng ta tránh cầm nắm vật nặng trên tay để cơ được nghỉ ngơi, phục hồi. Tương tự, khi bao tử bị viêm và bị thương, nên tránh những thức ăn khó tiêu, cố gắng ăn cơm gạo trắng mềm và rau dễ tiêu hóa, bổ sung lượng đạm thích hợp để bao tử giảm bớt công việc, cho nó được nghỉ ngơi tốt.

Người gặp vấn đề về dạ dày ăn cơm gạo trắng sẽ dễ tiêu hóa, tránh ảnh hưởng dạ dày hơn là gạo lứt hay ngũ cốc nguyên hạt. (Ảnh minh họa)

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Li Qi cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày, chẳng hạn như ăn phải thức ăn kích thích tiết ra một lượng lớn axit dạ dày, hoặc thức ăn nằm lâu trong dạ dày có thể gây áp lực lên dạ dày và gây ra trào ngược axit dạ dày. Gạo lứt, gạo mầm, mỳ chính ở trong dạ dày rất lâu, nghĩa là những thực phẩm này sau khi ăn sẽ di chuyển xuống chậm. Ngoài ra, những thực phẩm này có xu hướng sinh khí trong đường tiêu hóa, gây đầy hơi.

Vì vậy, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên cố gắng lấy cơm gạo trắng làm thức ăn chính, đồng thời nhớ ăn đồ khô và canh cách nhau ít nhất nửa tiếng, không ăn cháo, phở, khi no 80% thì dừng ăn.

3. Táo bón

Người ta thường cho rằng những người bị táo bón nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vì vậy họ sẽ thay gạo trắng bằng gạo lứt, gạo nguyên hạt, khoai lang, gạo tím, yến mạch,... Bác sĩ Li Qi cho biết quan điểm này không phải lúc nào cũng đúng. Cô từng gặp những bệnh nhân bị táo bón dù ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ vẫn khó đại tiện. Hơn nữa, những người bị táo bón cũng có thể kèm theo đầy hơi, khó tiêu nên nếu ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt hay gạo lứt khó tiêu sẽ  khiến tình trạng đầy hơi trở nên nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ Li Qi cho biết, thay gạo trắng bằng gạo lứt, gạo mầm, yến mạch, khoai lang có thể làm tăng tần suất đi tiêu nhưng vẫn sẽ xuất hiện các triệu chứng như đi tiêu không hết, đầy hơi, đi ngoài nhiều. 

Ngoài ra, rất nhiều người bị táo bón đều thích ăn mỳ, mỳ được làm từ lúa mỳ, tính ấm nên dễ làm cho môi trường đường tiêu hóa khô và thiếu nước. Nếu bạn thực sự thích mì, hãy nhớ dành ít nhất một bữa cơm trắng trong ngày để cân bằng chế độ ăn uống.

Nguyên nhân phổ biến của táo bón bao gồm nhu động ruột yếu và nhiệt độ quá cao trong hệ tiêu hóa. Li Qi cho biết, gạo trắng rất dễ tiêu hóa, có thể bổ sung khí cho lá lách và phổi, cung cấp năng lượng và làm cho nhu động ruột hoạt động mạnh mẽ.

4. Tiêu chảy

Bác sĩ Li Qi chỉ ra rằng bất kể loại tiêu chảy nào đều có nghĩa là chức năng tiêu hóa của dạ dày có vấn đề. Để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, thực phẩm được lựa chọn đầu tiên là gạo trắng. 

Nhưng cần lưu ý, các thực phẩm như mì, bánh mì, bánh bao… làm từ lúa mì đều chứa gluten, một số người dị ứng với gluten sẽ có phản ứng viêm với chất này, dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Mặc dù dị ứng gluten không phải là nguyên nhân chính của tất cả các bệnh tiêu chảy, nhưng mì ống rất khó tiêu và dễ gây đầy hơi, tốt hơn hết là ăn ít khi dạ dày không tốt.

5. Mệt mỏi kinh niên

Bác sĩ Li Qi giải thích rằng cảm thấy mệt mỏi trong một thời gian dài có nghĩa là năng lượng trong cơ thể không đủ, trong khi mì ống, gạo nguyên hạt, gạo lứt và gạo mầm đều là những thực phẩm cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa.

Cơm gạo trắng dễ tiêu hóa, có thể bổ tỳ ích khí, là lương thực được người mệt mỏi lựa chọn. Bác sĩ Li Qi cho biết, sau khi cơ thể hồi phục và dạ dày có sức để di chuyển, hãy bắt đầu tiêu thụ điều độ các loại ngũ cốc và gạo lứt cũng không quá muộn.

6. Mụn trứng cá, chàm, dị ứng da

Khi mụn trứng cá, chàm hay dị ứng da xuất hiện có nghĩa là da đang trong tình trạng viêm nhiễm, cơ thể bị nóng trong thái quá nên biểu hiện qua da. Nguyên nhân dẫn đến sự nóng trong này một phần có thể từ thức ăn và chất thải tích tụ trong ruột.

Bác sĩ Li Qi thường khuyên những bệnh nhân có vấn đề về da nên ăn ít mì ống, bánh mì và bánh ngọt để giảm bớt tình trạng nóng trong từ thức ăn, đợi cho đến khi dạ dày tương đối sạch sẽ mới ăn từ từ từng lượng nhỏ.

Bác sĩ Li Qi cũng cho biết tính chất ngọt mát của gạo trắng sẽ không làm trầm trọng thêm sự nóng trong, có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ tổng thể của thức ăn, duy trì chức năng tiêu hóa, tránh tích tụ quá nhiều chất thải trong ruột. Vì vậy cô thường khuyên người mắc bệnh ngoài da nên ăn ít nhất một bát cơm mỗi ngày để việc cải thiện các triệu chứng ổn định hơn.