Ăn nhiều thịt gà có gây dậy thì sớm? 3 bộ phận của gà đừng ăn, một phần người trẻ nào cũng thích

CTV
Thịt gà có thật sự tốt cho sức khỏe, hay đúng như lời đồn rằng có thể gây ung thư nếu ăn quá nhiều?

Gà là món ăn phổ biến ở mọi gia đình. Khảo sát của một trung tâm nghiên cứu cho thấy, tại thị trường tỷ dân Trung Quốc, thịt gà là loại thịt được tiêu thụ nhiều thứ hai, sau thịt lợn. Ước tính, khoảng 7 tỷ con gà được người dân Trung Quốc tiêu thụ mỗi năm, khiến Trung Quốc trở thành quốc gia sản xuất và tiêu thụ gà thịt lớn thứ hai trên thế giới.

Tuy là món ăn phổ biến, thịt gà cũng gây tranh cãi vì nguy cơ gây bệnh tật. Nghiên cứu của Đại học Harvard, Đại học Oxford đều phát hiện thịt gà có thể gây ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra, tiêu thụ nhiều thịt gà làm con người có nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin, ung thư hắc tố và ung thư tuyến tiền liệt... cao hơn những người ít tiêu thụ món này.

Thịt gà gây ung thư? Câu trả lời là không có cơ sở. (Ảnh minh họa).

Điều đó có thể khẳng định thịt gà gây ung thư không?

Trên thực tế, nghiên cứu này mang tính tương quan. Nó chỉ cho thấy thông qua khảo sát dữ liệu rằng tiêu thụ thịt gà thường xuyên có liên quan đến nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn. Nghiên cứu không giải thích cơ chế gây ra hai loại ung thư và không có đủ bằng chứng để làm rõ rằng thịt gà sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Cơ chế bệnh của ung thư không phải là cơ chế bệnh đơn giản mà do sự ràng buộc của nhiều yếu tố, do đó, nói ăn thịt gà gây ung thư là không đúng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác nói rằng thịt gà nấu đi nấu lại nhiều lần sẽ gây ung thư. Cơ sở của nghiên cứu này là sau khi gà được hâm nóng lại, protein trong thịt sau khi bảo quản sẽ tạo ra các sản phẩm phân giải protein, những chất này là chất gây ung thư cho gan và thận. Phản bác lại thông tin này, một số nhà nghiên cứ khác cho rằng sản phẩm sau phân giải protein chỉ là axit amin và polypeptit, hai chất này không gây hại cho gan và thận. Hơn nữa, thịt đã nấu chín hầu như không chứa các vi sinh vật như vi khuẩn, do đó, rất khó để các phản ứng có hại xảy ra trở lại.

Cánh gà là phần thịt nhiều người thích nhưng cũng dễ chứa dư lượng thuốc tiêm. (Ảnh minh họa)

Trẻ ăn thịt gà nhiều có thể bị dậy thì sớm là đúng hay sai?

Nhiều người cho rằng việc nuôi gà thịt hiện nay có tác động của tiêm hormone, ăn các loại cám chứa thành phần tăng trọng... Điều này gây ra sự hoang mang về độ an toàn thực phẩm của thịt gà, khiến nhiều người cho rằng ăn phải gà có tiêm tăng trọng sẽ khiến con người dậy thì sớm... Tuy nhiên, theo các nhà sản xuất, việc cho gà tiêm hormone sẽ chỉ làm tăng gánh nặng cho tim và gan, đồng thời làm gà chết nhanh, không có lợi cho sản xuất. Cho đến nay, không có nghiên cứu có thẩm quyền nào chứng minh rằng thịt gà có thể gây dậy thì sớm. Dù thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có chứa một lượng nhỏ hormone nội sinh nhưng cơ thể con người hấp thụ bao nhiêu còn là vấn đề và nó sẽ không ảnh hưởng đến nội tiết.

Ba bộ phận của gà không nên ăn nhiều?

+ Cổ gà

Cổ gà được cho là có nhiều hạch, có thể mang theo nhiều chất độc nếu ăn thường xuyên. Tốt nhất nên hạn chế ăn cổ gà, đồng thời bỏ da cổ để tránh rủi ro. Chưa kể da gà chứa lượng lớn chất béo, nạp quá nhiều chất béo dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tăng mỡ máu...

+ Cánh gà

Cánh gà là bộ phận tiếp nhận mũi tiêm, do đó, ăn thường xuyên có thể gây hại cho cơ thể do bộ phần này tích tụ nhiều trữ lượng thuốc hơn các nơi khác trong cơ thể. Nên mua gà ở các nơi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gà được tiêm thuốc theo thời gian quy định, như vậy, bạn có ăn cánh gà vẫn an toàn.

Món ăn từ gà đa dạng, dễ ăn. (Ảnh minh họa).

+ Phao câu gà

Phao câu gà chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho dù sát khuẩn kỹ cũng không thể làm sạch được. Ở phao câu có tuyến dịch bạch huyết nhiều vi khuẩn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.