Nghị lực phi thường của ông chủ xưởng may khuyết tật

Sở hữu một xưởng may hơn 300 mét vuông, tạo việc làm ổn định cho gần 30 lao động, ông Phan Văn Tưởng ở huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội đã chứng minh được dù thua thiệt về sức khỏe nhưng người khuyết tật không thua kém về tinh thần và ý chí làm giàu.

Biến khuyết điểm thành ưu điểm

Tháng 11 về trong màu nắng, màu lá và trong những thoáng heo may se lạnh của tiết trời chuyển mùa khiến lòng người như lắng lại, trùng xuống và yên bình hơn. Trong không khí cuối thu, chan hòa cùng những tia nắng dịu dàng, chúng tôi may mắn được gặp ông Phan Văn Tưởng ở thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên. Chào đón và tiếp đãi chúng tôi vô cùng nhiệt tình, ông Tưởng cũng bồi hồi chia về câu chuyện của mình: Lớn lên tôi nghe bố mẹ kể, lúc tôi mới 2 tuổi, tập tễnh biết đi thì không may trải qua một trận ốm, không đứng dậy được. Sau một thời gian, thì một bên chân bị teo lại”.

Sau trận ốm năm ấy, một bên chân của ông Tưởng không may bị liệt, từ đó việc di chuyển, học tập, sinh hoạt cuộc sống là điều hết sức khó khăn, không thể tự làm chủ và phải nhờ đến nạng hỗ trợ: Tôi thấy hoàn cảnh của mình không được như bạn bè. Chân thì mất một bên. Lớn lên cũng chỉ mong kiếm một cái nghề phù hợp với mình để đỡ đần gia đình. Nên tôi quyết định đi học may”.

may dspl

Thông thường khi nhắc đến nghề may, người ta liên tưởng ngay đến người thợ là phụ nữ, ở đó người thợ cẩn thận từng chi tiết nhỏ, từ đường kim, mũi chỉ ban đầu cho đến khi hoàn thành sản phẩm bởi chỉ sai sót hay giữ lệch một chút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức sản phẩm. Người bình thường đã vậy, nhưng với ông Tưởng lại càng khó khan hơn.

Với một chân, ông Tưởng học cách đạp máy, rồi học cắt, may thành sản phẩm. Bởi cái duyên với nghề, nên Ông học rất nhanh và may rất khéo. Năm 1987, sau khi ra nghề, Ông mở một của hàng nhỏ để phục vụ người dân địa phương. Tay nghề cao, lại cẩn thận, sản phẩm Ông làm ra được khách hàng rất ưa chuộng.

Chuyển hướng sang mở xưởng may

Năm 2010 nhận thấy thị trường xuất hiện nhiều đồ may sẵn, công việc cắt may của người thợ giảm đi đáng kể nên ông Tưởng đã chuyển hướng sang nhận hàng gia công và mở xưởng sản xuất. Từ những người có hoàn cảnh khó khăn hay cả những người chưa có tay nghề. Từ những bạn trẻ 20 tuổi đến những người phụ nữ đã ngoài 50, ông Tưởng cũng nhận vào làm rồi tận tình chỉ bảo.

may dspl11

Nhiều thợ may đã gắn bó với Ông gần một thập kỉ như Chị Vũ Thị Hằng (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội): “Tôi làm việc ở đây được 10 năm rồi. Chú Tưởng là người hiền lành, dễ tính, hòa đồng và luôn giúp đỡ mọi người trong công việc. Tôi rất mong chú Tưởng sẽ luôn khỏe mạnh để công xưởng lúc nào ổn định, công nhân có thêm thu nhập, lo cho gia đình”.

Bà Đồng Thị Sáu (mẹ của Ông Tưởng ): “Tôi rất tự hào vì mặc dù con tôi bị tàn tật nhưng nó giỏi và có công ăn việc làm ổn định. Lo được cho gia đình và hiếu thảo với tôi nữa”, bà Sáu nghẹn ngào chia sẻ.

Điểm yếu khiến ông Tưởng tự ti nhất là đôi chân khiếm khuyết của mình, nhưng cũng chính từ đôi chân ấy đã tiếp cho Ông có thêm động lực, thôi thúc Ông trở thành một con người mạnh mẽ, vươn lên mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Với nghị lực vượt lên chính mình năm 2016, ông Tưởng vinh dự được Huyện ủy Phú Xuyên khen thưởng là cá nhân tiêu biểu trong thực hiện phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Nông Thảo Ly