Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không? Cách điều trị

Tiêu xương hàm xảy ra ngay sau khi người bệnh mất răng, nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ. Vậy, bệnh tiêu xương hàm có chữa được không?

Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm hay còn gọi là tiêu xương ổ răng. Đây là tình trạng suy giảm mật độ và thể tích của xương ổ răng và các phần xung quanh xương ổ răng, có thể xuất hiện ở cả hàm trên và hàm dưới. Tiêu xương hàm khiến nướu bị teo lại, mặt hóp, ảnh hưởng đến khớp cắn và gây trở ngại lớn cho việc phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép Implant sau này.

Tiêu xương hàm gây ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt

Theo đó, khi xương hàm bị tiêu biến, thể tích và mật độ xương không đủ để trụ Implant tích hợp vững chắc, làm giảm tỷ lệ thành công và giá cấy ghép Implant cũng theo đó mà tăng cao do đòi hỏi các thủ thuật ghép xương phức tạp.

Người bị tiêu xương hàm thường có thể nhận thấy qua một số biểu hiện sau:

- Tụt nướu, răng ê buốt khi ăn nhai

- Chân răng dài hơn, răng dễ lung lay

- Hóp má, chảy xệ da mặt

- Các răng kế cận bị xô lệch

- Vùng tiêu xương bị lõm sâu

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiêu xương hàm?

Bệnh tiêu xương hàm xảy ra là do các nguyên nhân sau: 

Do mang hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ: Cả hai phương pháp này không thay thế chân răng nên lực nhai không truyền xuống xương hàm khiến xương không được kích thích và dần tiêu biến theo thời gian.

Mất răng và không phục hình kịp thời: Khi răng bị mất, người bệnh không gắn implant sớm để khắc phục khiến xương hàm mất chức năng nâng đỡ và tiêu biến nhanh chóng. 

Mất răng và không phục hình kịp thời là nguyên nhân gây tiêu xương hàm

Do viêm nha chu: Viêm nha chu khiến nướu sưng đỏ, tụt nướu và hình thành túi nha chu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sâu vào răng. Nếu không điều trị kịp thời, xương ổ răng sẽ bị phá hủy, dẫn đến tiêu xương ổ răng. 

Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không?

Tiêu xương hàm hoàn toàn có thể điều trị được nếu người bệnh can thiệp kịp thời bằng các phương pháp nha khoa hiện đại. Trong đó, trồng răng Implant là giải pháp phổ biến hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay trong việc phục hồi răng đã mất và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương tiếp diễn.

Cho những ai chưa biết cấy ghép implant là gì thì đây là phương pháp sử dụng một trụ titanium thay thế cho chân răng đã mất, giúp truyền lực nhai xuống xương hàm như răng thật, từ đó kích thích xương phát triển và ngăn chặn tiêu xương. 

Cấy ghép implant là giải pháp duy nhất hiện nay có khả năng hạn chế tiêu xương sau khi mất răng, áp dụng được cả trong các trường hợp mới mất răng hoặc mất răng lâu năm bị tiêu xương nặng.

Cấy ghép implant là giải pháp duy nhất có khả năng hạn chế tiêu xương

Đối với những bệnh nhân bị tiêu xương nghiêm trọng, mật độ xương hàm không đủ để đặt trụ Implant, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương hàm trước khi tiến hành trồng răng. 

Sau khi ghép xương, vết thương sẽ phục hồi trong khoảng 2 tuần. Các tế bào xương được cấy ghép sẽ phát triển thành mô xương mới, giúp tăng mật độ và thể tích xương hàm tại vị trí cần cấy Implant.

Những điều cần lưu ý khi bị mắc bệnh tiêu xương hàm

Dưới đây là những lưu ý quan trọng để phòng ngừa cũng như làm chậm quá trình tiêu xương hàm: 

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương nướu.

- Thay bàn chải định kỳ 3–6 tháng/lần hoặc ngay khi lông bàn chải có dấu hiệu bị tòe.

- Kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch mảng bám ở kẽ răng, nơi bàn chải thông thường khó tiếp cận.

- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường và chất béo, vì đây là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho vi khuẩn gây hại phát triển.

- Tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, chất xơ và khoáng chất từ thực phẩm như sữa, rau xanh, cá, hạt,… giúp xương hàm và răng chắc khỏe hơn.

- Thăm khám nha khoa định kỳ 3–6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát. Bác sĩ sẽ cạo vôi răng, làm sạch mảng bám và theo dõi sớm các dấu hiệu viêm nướu, tụt lợi hay tiêu xương nếu có.

Với sự tiến bộ của nha khoa hiện đại, tiêu xương hàm hoàn toàn có thể được điều trị hiệu quả. Hãy chủ động phòng ngừa và có ý thức điều trị sớm khi phát hiện bệnh. Đồng thời, việc tìm kiếm một cơ sở nha khoa uy tín để điều trị kịp thời khi có dấu hiệu mất răng hoặc nghi ngờ tiêu xương, sẽ giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.