Bố mẹ nghĩ mình hiện đại, vì sao vẫn thật khó để hiểu con?

CTV
Trải nghiệm nhiều, hiểu biết sâu và nuôi con có kế hoạch, bạn - những ông bố, bà mẹ 7x,8x,9x được đánh giá là thế hệ phụ huynh “chất lượng” nhất quả đất. Tuy tư tưởng đã cởi mở hơn nhiều so với thế hệ trước, vì sao lắm lúc bạn cũng không tài nào tránh khỏi việc mâu thuẫn với con khi đưa ra lựa chọn?

Bạn “thấy” gì khi con ngược ý mình?

Bạn đã bao giờ dùng câu văn mẫu kinh điển này với con chưa: “bố/mẹ dặn con rồi, phải abc, xyz, bố/mẹ làm vậy chỉ là vì muốn tốt cho con thôi”. Hẳn là ở trong tình huống đó, bạn tin mình thật sự hiểu con cần gì, muốn gì. Vì bạn đã từng là trẻ con, có những buồn vui và những mong muốn chưa được thế hệ trước thấu hiểu và đáp ứng, nên khi trở thành bố mẹ, bạn dốc lòng mang kinh nghiệm của mình ra để nuôi dạy con theo kế hoạch mà bạn thấy là tốt nhất, từ chăm sóc sức khỏe thể chất đến phát triển trí tuệ và đời sống tinh thần.

Sự tỉ mẩn ấy thể hiện trong từng bó rau, miếng thịt, cốc sữa,… mà bạn chọn cho con trong bữa ăn hằng ngày; đến quyển sách con đọc, hay lớp năng khiếu con học,… từng thứ một đều được bạn dụng tâm nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng. Mọi thứ ngỡ như chu toàn, cho đến khi con phản ứng ngược với những điều bạn đã sắp xếp. Chỉ vì một lý do đơn giản: lựa chọn bạn thấy tốt không phải thứ con thấy hợp.

Con từ chối hợp tác với lựa chọn của bố mẹ.

Đơn giản như trong giờ ăn, với nỗi lòng muốn đa dạng dinh dưỡng nên bạn thường cố dỗ dành con ăn nhiều món khác nhau. Khi thấy con xị mặt dùng dằng trên bàn ăn, bạn khó tránh khỏi sốt ruột và thậm chí nhỡ lời to tiếng. Sự căng thẳng, bực dọc khiến bạn không để ý phản ứng của con là do những lần trải nghiệm không vui khi ăn phải rau đắng hay hóc xương cá.

Hay trong chuyện học và chơi, hẳn bạn cũng nhiều lần bối rối trong việc cân bằng giữa lựa chọn con thích và lựa chọn sẽ tốt cho con sau này. Vì rõ ràng, với kinh nghiệm của mình, bạn thấy việc đầu tư để giỏi toán, văn hay ngoại ngữ sẽ là thế mạnh cho con trong tương lai. Song, đam mê của con lại bay nhảy ở những môn thiên hướng nghệ thuật như âm nhạc hay hội hoạ. Nếu bạn không tạo điều kiện cho con khám phá tài năng, mà một mực hướng con vào lối đi mình sắp đặt, điều này vô tình khiến con chưa thể đánh thức được khả năng thiên bẩm.

Có thể thấy, những lựa chọn của bạn dù thật sự tốt cho con, song sẽ tốt hơn nếu bạn hạ góc nhìn để thấu hiểu mong muốn ở độ tuổi của con. Thay vì là người thầy khó tính, bạn hãy trở thành người bạn đồng hành cùng con trải nghiệm cuộc sống theo cách con muốn, chia sẻ và cùng con đi qua từng niềm vui và nỗi buồn sau mỗi lựa chọn.

Con “lười - vụng về” hay vì bạn không cho con tự lập?

Nhiều người thường hay than phiền rằng con mình lớn tướng rồi nhưng vẫn “lười, vụng - đụng đâu hỏng đấy”, chẳng phụ giúp bố mẹ được việc gì. Kèm theo là những câu so sánh, kiểu: “bằng tuổi bây mẹ đã biết đi chợ trả giá, biết lựa từng con cá bó rau, rồi thay bà ngoại vừa nấu cơm vừa chăm em,… chứ có được sung sướng như mấy đứa bây giờ đâu, suốt ngày chỉ biết ăn học rồi nằm lướt điện thoại không”. Câu trách ấy người nói ra thì nhẹ nhàng, nhưng nào có biết đã vô tình “chạm tự ái” của con trẻ, khiến con càng từ chối động đến việc nhà dù có được yêu cầu giúp đỡ.

Con lười làm việc nhà đôi khi vì tự ái.

Dù bạn không để ý nhưng sự lười, ỉ lại của con một phần nguyên do có thể đến từ bạn. Ngày bé, thay vì bạn kiên nhẫn hướng dẫn con cách cầm chổi quét nhà cho đúng, cách tráng một cái bát cho sạch, cách chọn và nhặt rau để nấu một bát canh ngon,… thì bạn lại từ chối sự giúp đỡ của con bằng câu nói: “để đó bố mẹ làm cho nhanh”. Chỉ một câu ấy đã tước đi niềm vui “làm được việc” của con, đồng thời cũng gieo trong con suy nghĩ: “việc nhà không phải là việc của mình”.

Rõ ràng, từ cách hành xử của bạn sẽ cho con thấy những cảm xúc rất khác gắn với từng trải nghiệm. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại thay đổi ngay hôm nay: “thấy” và hiểu cảm xúc con nhiều hơn, trao quyền và động viên để con tự thân trải nghiệm mọi sinh hoạt trong đời sống hằng ngày. Chỉ có vậy con mới “thấy” được trưởng thành và cảm nhận được đầy đủ niềm vui và hạnh phúc.

Với hy vọng lan tỏa thông điệp “THẤY là hạnh phúc”, năm 2022, Quỹ “Rạng ngời đôi mắt Việt” tiếp tục thực hiện các chương trình chăm sóc mắt thiết thực cho hàng triệu người dân tại 5 tỉnh thành Việt Nam.

Trong trạm dừng chân đầu tiên tại Hà Nội, vào ngày 18/05 vừa qua, chương trình đã tổ chức khám mắt cho 700 bà con, trong đó có 80 trường hợp được tài trợ mổ đục thủy tinh thể miễn phí (số liệu sẽ tiếp tục được cập nhật).

Cùng chung tay đóng góp vào quỹ để giúp Việt Nam có thêm nhiều đôi mắt "THẤY" khỏe đẹp, qua 2 cách thức sau:-

Cách 1: Chia sẻ video THẤY LÀ HẠNH PHÚC kèm hashtag
#VRohtoVietnam #HànhTrìnhChămSócMắt2022 #ThấyLàHạnhPhúc

- Cách 2: Đăng tải hình ảnh/video khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống của bạn trên trang facebook cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag như cách thức 1.

Với mỗi cách đóng góp, Rohto sẽ thay bạn mang tới cơ hội được thăm khám và hỗ trợ điều trị mắt cho tất cả mọi người.

Truy cập fanpage V.Rohto Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé!

ROHTO - Công ty Thuốc nhỏ mắt số 1 Nhật Bản 25 năm liền*

*Dựa trên số liệu SDI, SRI+ của INTAGE Inc. về số lượng và doanh số bán hàng từ 1/4/1996 đến 31/3/2021.