Bộ phận "kinh dị" của lợn được sánh quý như vàng lỏng, biết ăn giúp giảm đường huyết, ngừa nhiều bệnh

CTV
Mật lợn rất được quan tâm nhờ công dụng đặc biệt mà không phải phần nào từ lợn cũng có thể cung cấp.

Thịt lợn là nguyên liệu phổ biến trên bàn ăn, mang một lịch sử văn hóa phong phú và truyền thống ẩm thực khiến nó trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Về mặt dinh dưỡng, thịt lợn cung cấp protein chất lượng cao và giàu axit amin thiết yếu để duy trì các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Ngoài ra, thịt lợn còn rất giàu sắt, kẽm và các khoáng chất, rất quan trọng đối với sức khỏe máu và khả năng miễn dịch. 

Khi nói đến việc nấu nướng, thịt lợn thậm chí còn linh hoạt hơn rất nhiều. Dù được hầm, luộc, chiên, nướng, hấp, hun khói hay ngâm chua, thịt lợn đều bộc lộ sức hấp dẫn độc đáo. Các món ăn cổ điển như thịt kho, sườn heo chua ngọt, bún thịt hầm, thịt nướng đều được làm từ thịt lợn.

Ngoài hương vị thơm ngon, thịt lợn còn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực toàn cầu. Ở châu Á, thịt lợn là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều lễ hội và lễ kỷ niệm truyền thống. Ở phương Tây, thịt lợn cũng là nguyên liệu quan trọng trên nhiều bàn ăn gia đình và được sử dụng rộng rãi trong chế biến các món ăn.

Lợn là thực phẩm được ưa chuộng. (Ảnh minh họa).

Đặc biệt, y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, có một bộ phận bí ẩn và quý giá ẩn giấu trong cơ thể lợn, có tác dụng chăm sóc sức khỏe và có thể làm giảm đáng kể huyết áp, lipid máu và lượng đường trong máu. Phần này chính là mật lợn.

Mật lợn từ xa xưa đã được mệnh danh là "vàng lỏng", hội tụ tinh hoa và sức sống của lợn. Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, túi mật có nhiều chức năng như thanh nhiệt và giải độc, thông mật và loại bỏ sỏi, hạ huyết áp và lipid... Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã xác nhận rằng mật lợn rất giàu axit mật và nhiều hoạt chất sinh học, có tác dụng hạ huyết áp, hạ lipid và hạ đường huyết đáng kể.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dược liệu Trung Quốc chỉ ra, axit mật có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo một cách hiệu quả, làm giảm hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu, từ đó làm giảm nồng độ lipid trong máu. Đồng thời, nó cũng có thể tăng cường độ đàn hồi của mạch máu, mở rộng mạch máu, cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa cao huyết áp. Đối với những bệnh nhân bị tăng đường huyết, mật lợn còn có chức năng điều hòa lượng đường trong máu, có thể thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện việc sử dụng glucose của cơ thể và giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Nhật Bản Hiro Watanabe, Kyosuke Fujita năm 2018 cũng cho thấy mật lợn làm giảm hàm lượng chất béo trung tính trong gan ở chuột. Nghiên cứu khác đăng trên tạp chí khoa học Nature của Anh cũng cho thấy, chiết xuất axit chenodeoxycholic từ dịch mật lợn giúp làm giảm độ bão hòa cholesterol trong mật, chủ yếu được sử dụng để điều trị sỏi mật trên lâm sàng rất tốt. 

Mật lợn có nhiều công dụng nhưng thường không ai dùng (Ảnh minh họa). 

Điều đáng nói là tác dụng chăm sóc sức khỏe của mật lợn không thể đạt được chỉ sau một đêm mà cần phải sử dụng lượng thích hợp trong thời gian dài. Vì vậy, chúng ta có thể bổ sung một số sản phẩm từ mật lợn như bột mật, viên nang mật... với lượng thích hợp theo tư vấn của thầy thuốc.

Tất nhiên, bạn cũng nên chú ý đến nguyên tắc điều độ trong quá trình tiêu thụ để tránh ăn quá nhiều có thể gây khó chịu về thể chất. Một số người nghe theo tuyên truyền dân gian thậm chí nuốt mật lợn, chưa thấy tốt đâu nhưng đã có hại tới sức khỏe. Cần lưu ý, mọi dịch mật, kể cả mật gấu, mật bò tót... đều chứa axit có độc tố cao hoặc các kim loại nặng do loài vật ăn vào và đào thải.

Đa số chất thải, chất độc, thuốc, hóa chất độc hại được gan chuyển hóa, khử độc, sau đó thải ra khỏi cơ thể qua hai đường chính là mật và nước tiểu, một số ít thải qua hơi thở, phân và mồ hôi. Đường dẫn mật thông với ruột, nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán. Do đó, nuốt mật lợn cũng như các loại mật động vật khác đều gây hại sức khỏe do không đảm bảo vô trùng. Nếu mật nhiễm giun, sán, khuẩn dẫn đến nguy cơ ngộ độc, viêm dạ dày, viêm gan, viêm đường dẫn mật, viêm tụy, thậm chí tử vong.

Các phần thịt lợn nhiều lợi ích sức khỏe và dễ chế biến

Thịt đùi trước của lợn

Thịt đùi trước của lợn là phần ngon nhất vì mềm, thơm ngon, lại ít mỡ, rất giòn ngọt. Ăn thịt đùi trước giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, tăng cường canxi, cung cấp collagen cho xương, da, tóc và móng, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch.

Móng giò trước

Móng giò trước, so với móng sau thường ít mỡ hơn, chắc chắn hơn, chứa chất đạm, chất béo, khoáng chất sắt, phốt pho và các loại vitamin. Người ta ước tính, 100g chân giò có chứa 15,8g protein; 26,3g mỡ; 1,7g chất tổng hợp. Móng giò có tác dụng bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo, chất protein giúp cải thiện hiệu quả chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng. 

Thịt vai

Thịt vai là phần nạc xen lẫn vài miếng mỡ mỏng. So với các phần thịt khác, thịt vai mềm mà không ngấy hay nhiều chất béo. Hàm lượng dinh dưỡng của thịt vai cao, đặc biệt là protein, lipid, chất béo và các khoáng chất cần thiết để phát triển cơ thể. Thịt vai heo có vitamin nhóm B tương đối cao giúp phát triển cơ bắp. 

Thịt thăn

Thịt thăn là phần thịt nạc heo gần như không có mỡ, các thớ thịt dài, được cắt ra từ bắp nằm ở phía trước lợn, có hương vị ngon, không có xương. Trong thăn lợn có chứa nhiều protein, chất béo bão hòa, vitamin B, sắt… có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa và hình thành hồng cầu, tăng hệ miễn dịch.