Chăm sóc sức khỏe Việt – Hỗ trợ giảm chứng rối loạn giấc ngủ thời hiện đại

Giấc ngủ ngon là "vaccine tinh thần" giúp mỗi người phục hồi sức khoẻ thể chất và tinh thần, nhưng triệu chứng mất ngủ hậu COVID đã và đang trở thành nỗi ám ảnh khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, rối loạn lo âu, thậm chí là trầm cảm. Vậy, người bệnh cần làm gì khi khó ngủ hậu COVID?

Tình trạng mất ngủ hậu COVID - 19

Mất ngủ hậu COVID với các biểu hiện như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức giấc giữa đêm, thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được nữa, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động ban ngày khiến chúng ta mệt mỏi, muốn ngủ ngày, khó tập trung vào công việc… dẫn tới các nguy cơ nguy hiểm như té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu suất làm việc…

Hệ lụy nguy hiểm từ mất ngủ

Theo thống kê, khoảng 40% dân số gặp tình trạng mất ngủ hậu Covid, trong khi đó, tỷ lệ này trước đại dịch chỉ chiếm khoảng 24%. Mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân với các dấu hiệu như: rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp. Bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề về tâm thần như lo âu, trầm cảm, suy nghĩ tự sát. Đồng thời hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh hơn hoặc gây ra rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường,...

Điều trị mất ngủ hiệu quả như thế nào?

Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống nên chúng ta rất cần thực hiện các liệu pháp để cải thiện tình trạng này:

Liệu pháp nhận thức và hành vi:

- Giữ không gian phòng ngủ yên tĩnh, nhiệt độ thích hợp, gối nệm thật thoải mái.

- Tránh sử dụng trà, cà phê, thuốc lá, bia rượu trong vòng 6 - 8 giờ trước giờ ngủ.

- Uống ít nước trước khi đi ngủ giúp hạn chế tình trạng đi tiểu đêm.

- Tránh ăn quá no, hoạt động quá sức trước khi đi ngủ.

- Không xem điện thoại, tivi… trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ

- Thức dậy cùng một thời điểm vào buổi sáng sẽ giúp ổn định đồng hồ sinh học.

- Không nên ngủ bù cho đêm trước bị mất ngủ, vì có thể khiến cho bạn gặp lại tình trạng mất ngủ vào ngày hôm sau.

Lượng melatonin giảm dần theo tuổi là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ

Một số trường hợp rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như benzodiazepin, zolpidem..., thuốc chống trầm cảm (amitriptylin, fluoxetin, mirtazapin), melatonin hoặc dược liệu để giúp bệnh nhân có được giấc ngủ trọn vẹn. Đặc biệt, melatonin là hormone tự nhiên trong cơ thể chịu trách nhiệm điều hòa nhịp sinh học thức – ngủ, đủ melatonin sẽ giúp cơ thể đi vào trạng thái ngủ dễ dàng hơn. 

Có nhiều cách tự nhiên để tăng mức melatonin, giúp ngủ ngon mà không phụ thuộc thuốc ngủ: hạn chế ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử trước giờ ngủ, giảm ánh sáng, ăn nhẹ các món có chứa melatonin,... Nếu những cách trên chưa hiệu quả vì nồng độ melatonin thấp, có thể bổ sung thêm melatonin. Theo nghiên cứu của Tổ chức Giấc ngủ quốc gia của Mỹ - National Sleep Foundation (NSF), một số người cảm thấy dễ ngủ hơn khi dùng sản phẩm bổ sung melatonin tự nhiên trong vòng một hoặc hai giờ trước khi ngủ. Việc tăng cường melatonin giúp họ đi vào giấc dễ dàng hơn, đồng thời chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện. 

Nếu bạn đang trải qua chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ quá 1 tuần, hãy ngay lập tức gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe tâm thần 0784604598 để được các chuyên gia, bác sĩ hỗ trợ miễn phí hoặc hãy đi khám sớm để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe tâm thần miễn phí cho người dân Việt Nam nằm trong chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, với mục tiêu hỗ trợ người dân các kiến thức về sức khỏe tinh thần và các bệnh không lây nhiễm (BKLN) thường gặp như: huyết áp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường, gout.... Khi có bất cứ các vấn đề về sức khỏe tâm thần, hãy gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí 0784604598 của chương trình để được tư vấn và hướng dẫn các liệu pháp sớm từ chuyên gia, bác sĩ. Hoặc gia nhập cộng đồng sức khỏe tinh thần tại Fanpage chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt.

Theo thông tin của Bộ Y tế, tại Việt Nam, cứ 100 trường hợp tử vong thì có 77 người là do các BKLN, đây còn là yếu tố tăng nặng và dễ dẫn đến tử vong khi mắc các bệnh truyền nhiễm như Covid-19. Mặc dù nguy hiểm, nhưng các BKLN có thể được phòng chống hiệu quả thông qua kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Truyền thông kiến thức và tạo đường dây nóng tổng đài 0784604598 tư vấn về sức khỏe tâm thần miễn phí cho cộng đồng thuộc chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt - một dự án phi lợi nhuận do Davipharm (https://davipharm.info/vi/), thành viên của Tập đoàn Adamed Ba Lan - là nhà sản xuất thuốc trong nước tiên phong đồng hành dài hạn cùng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế triển khai, nhằm chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng sống cho người dân Việt Nam. Chương trình hợp tác dài hạn Chăm sóc sức khỏe Việt, bắt đầu từ năm 2021 và tiếp tục thành công vào năm 2022, nhận được sự hỗ trợ từ rất nhiều tổ chức, chuyên gia trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tìm hiểu thêm tại https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN