Cho thứ này vào chậu hoa, 10 năm không thay đất cây vẫn phát triển mạnh mẽ, hoa nở liên tục

Đổ một ít thứ này vào đáy chậu hoa. Đất trong chậu sẽ màu mỡ và tơi xốp. Nếu bạn không thay chậu trong 10 năm, cây vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ, nở hoa liên tục.

Đối với những người thích trồng hoa, hoặc những người trồng hoa lâu năm thì ai cũng biết rằng sau 1-2 năm trồng hoa trong chậu, đất sẽ kém dinh dưỡng hơn, bị nén lại, không tơi xốp, thoáng khí như lúc ban đầu và sự phát triển của cây bắt đầu chậm lại. Nguyên nhân chính là sau khi sử dụng đất trồng cây một thời gian mà không được thay thế, lượng mùn trong đất giảm đi, đất bị nén chặt và cằn cỗi.

Đổ một ít thứ này vào đáy chậu hoa. Đất trong chậu sẽ màu mỡ và tơi xốp. Nếu bạn không thay chậu trong 10 năm, cây vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ, nở hoa liên tục.

1. Cát sông

Đừng coi thường cát sông, dù là cát mịn hay cát thô đều là “báu vật”. Bạn có thể thêm 1/3 lượng cát sống vào đất để tạo thành đất pha cát. Bằng cách này, đất sẽ tơi xốp và thoát nước tốt hơn, từ đó ngăn chặn tình trạng nén chặt đất.

2. Vỏ các loại hạt

Vỏ đậu phộng, vỏ hạt dưa,… những thứ này đều là rác thải sinh hoạt và thường bị vứt đi không thương tiếc. Tuy nhiên, đó là “báu vật” trong việc trồng hoa. Hãy vứt những thứ này xuống đáy chậu hoa để tăng độ thoáng khí và thoát nước cho đất.

3. Đất lá thông, đất mốc lá

Nếu không muốn thay đất trồng hoa hoặc không tìm được loại đất mới phù hợp, chúng ta có thể xới đất. Đối với cây trồng trong chậu, đất trên bề mặt có thể được loại bỏ trực tiếp.

Sau đó thêm một ít đất lá thông do chính bạn đào ra và rải đất mốc lá lên bề mặt. Điều này cũng có thể cải thiện tình trạng của đất trồng trong chậu và không cần phải thay đất.

4. Sỏi, ngói hoặc gạch

Bạn có thể nhặt vài viên gạch hoặc viên ngói hỏng, đập vỡ thành từng miếng nhỏ rồi đặt dưới đáy chậu hoa. Bản thân gạch, ngói không bằng phẳng thì sẽ có những khoảng trống. Sau khi tưới hoa, lượng nước dư thừa sẽ chảy ra theo các khoảng trống đó giúp nước trong chậu không bị đọng lại, từ đó không bị nén chặt đất và không có hiện tượng thối rễ.

Nếu không có gạch, ngói, bạn cũng nên nhặt một số viên sỏi nhỏ lót một lớp sỏi nhỏ hơn dưới đáy chậu hoa, sau đó lấp đất để trồng hoa. Điều này sẽ làm tăng khả năng thấm nước và thoáng khí của đất trồng chậu và chống thối rễ khi trồng hoa. Nhược điểm của sỏi là hơi nặng nên sẽ phù hợp hơn với những chậu cây nhỏ.

5. Mùn cưa

Mùn cưa có kết cấu nhẹ, có khả năng thoáng khí tốt và có thể hút ẩm. Chúng cũng thích hợp để lót dưới đáy chậu hoa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mùn cưa phải được làm từ gỗ nguyên chất. Nếu là ván tổng hợp thì không nên sử dụng. Nó có chứa một số chất keo gây bất lợi cho sự phát triển của hoa.

6. Xỉ than

Xỉ than là sản phẩm của quá trình đốt than tổ ong, có khả năng hút nước và thấm nước rất tốt. Trước đây, những người trồng hoa có kinh nghiệm dùng nó để lót đáy chậu làm lớp thấm.

Khi sử dụng xỉ than để trồng hoa, bạn cần phải sơ chế trước. Cụ thể, hãy giã nhỏ xỉ than, lọc qua rây, phân loại những mảnh to, chỉ để lại những hạt nhỏ khoảng nửa cm rồi ngâm trong nước khoảng 3-4 lần. Sau đó đem phơi nắng cho khô là có thể sử dụng được.

7. Than củi

Sau khi đốt cháy hoàn toàn, than nhẹ, xốp, thoáng khí, hút nước tốt nên rất tốt để lót dưới đáy chậu hoa. Nhiều người trồng hoa dùng để trồng lan, rễ không bao giờ bị thối.

Nghiền than thành từng miếng nhỏ, lót dưới đáy chậu hoa, rải đất lên trên để trồng hoa trực tiếp hoặc nghiền than thành bột rồi trộn với đất trồng hoa để tăng khả năng thấm nước và thoáng khí cho đất chậu.

LYLY