Con làm toán "2+4=6" bị chấm sai, phụ huynh đi hỏi thì 100% đều nói: Con sai thật

Tất cả các bậc phụ huynh đều cho rằng phép tính của em học sinh sai nhưng cô giáo không nên chấm sai mà vẫn nên tính điểm cho em.

"Nhìn hình viết phép tính" là một trong những bài toán quen thuộc dành cho học sinh tiểu học, đặc biệt là các bé lớp 1. Tuy nhiên không phải hình vẽ nào cũng đơn giản và thể hiện rõ ràng cho phép tính, mà các con khi thực hiện cũng cần có tư duy, phân tích, logic rõ ràng để đạt được điểm tối đa.

Mới đây, một phụ huynh học sinh đăng tải bài tập làm toán của cháu đang học lớp 1 trên một diễn đàn đã thu hút sự quan tâm của nhiều cha mẹ học sinh khác. Phụ huynh này nói rằng suy nghĩ mãi cũng không thể hiểu phép tính 2 + 4 = 6 của cháu mình vì sao lại bị cô giáo chấm là sai.

Theo đó, đề bài toán là “Viết phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ”. Bức tranh vẽ bên trái là 2 con ếch và bên phải là 4 con ếch. Do đó em học sinh đã làm ra phép tính 2 + 4 = 6. Tuy nhiên ngay sau đó cô giáo đã chấm một chữ “S” ở bên cạnh.

Theo nhiều người, cơ sở để cô giáo chấm sai cho em học sinh không phải vì phép tính hay kết quả sai mà về cơ bản, vị trí của các số hạng trong phép cộng được đặt chưa chính xác. 100% các bậc phụ huynh đều đồng tình em học sinh làm 2 + 4 = 6 là sai, phải viết là 4 + 2 = 6 thì mới đúng.

Phép tính được giải thích như sau: Vì bên phải có 4 con ếch đang ngồi yên, bên trái có thêm 2 con ếch đang nhảy vào nữa thì phải viết phép tính là 4 + 2 = 6 thì mới đúng tuyệt đối.

Tuy nhiên đại đa số mọi người cũng cho rằng cô giáo quá máy móc trong việc chấm bài phép tính cộng của em học sinh bởi bản chất phép tính và kết quả đều đúng.

"Đây là cô giáo dạy theo phương pháp đếm thêm. Phải là 4+2 mới đúng phương pháp. Nhưng quan điểm của mình thì không nên chấm sai bài này vì thực tế con đã hiểu bản chất của phép tính. Chấm sai bài này thì hơi gò bó về mặt phương pháp quá".

"Nói thật toán lớp 1 mà như thế này khó cho các con quá, nói phép tính phù hợp thì 2+4=6 cũng đúng chả sai, chứ còn đòi các con phân tích được 4 con đang ngồi thêm 2 con nhảy vào thì phải là 4+2=6 mới đúng thì mình chịu".

"Dạng này mình hướng dẫn con là cái nào cố định một chỗ thì ghi trước sau đó xem cái được thêm vào hay bớt ra ghi sau nên nếu bài này bé nhà mình sẽ ghi 4+2=6".

"4+2 bạn ơi, đây là bài toán thêm nên là có 4 con ếch ngồi trước mới thêm 2 con. Mình cũng được cô giáo con hướng dẫn mới biết. Bài gộp thì con làm cái nào cộng trước cũng được. Giờ con vẫn chưa được học phép giao hoán".

Ảnh minh họa

Làm toán giỏi không chỉ là việc con đưa ra được kết quả đúng mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác. Ví dụ như khi con đưa ra được kết quả đúng nhưng cách làm sai thì vẫn bị cô giáo chấm là sai. Đơn giản giống như trường hợp trên.

Do đó, điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần luôn nhắc nhở con em phải thật cẩn thận khi làm từng bước trong một bài toán để đạt được điểm số tối đa nhất. Do đó, các bước cần thiết nhất khi làm một bài toán là:

Bước 1: Đọc kỹ đề bài

Đọc nhiều lần: Đọc từng câu để hiểu rõ nội dung.

Tóm tắt: Yêu cầu con tóm tắt lại bằng lời của mình.

Bước 2: Xác định yêu cầu

Tìm hiểu yêu cầu: Xác định cái cần tìm (số, kết quả).

Nhận diện từ khóa: Chú ý đến các từ như "tổng", "hiệu", "nhân", "chia".

Bước 3: Phân tích thông tin

Ghi chú thông tin: Viết ra các dữ liệu quan trọng từ đề bài.

Sử dụng hình vẽ: Nếu cần, vẽ sơ đồ hoặc hình ảnh để trực quan hóa vấn đề.

Bước 4: Lập kế hoạch giải

Chia nhỏ bài toán: Phân chia thành các phần nhỏ để dễ giải quyết.

Xác định phương pháp: Chọn phương pháp phù hợp (cộng, trừ, nhân, chia).

Bước 5: Tiến hành giải

Thực hiện theo kế hoạch: Giải từng phần theo thứ tự đã lập kế hoạch.

Ghi chép cẩn thận: Viết rõ ràng từng bước để dễ theo dõi.

Bước 6: Kiểm tra kết quả

So sánh với đề bài: Đối chiếu kết quả với yêu cầu ban đầu.

Kiểm tra lại các phép toán: Đảm bảo không có lỗi trong quá trình giải.

Bước 7: Diễn giải kết quả

Giải thích kết quả: Yêu cầu con giải thích cách tìm ra kết quả.

Thảo luận: Nói về cách giải và các phương pháp khác có thể sử dụng.

Bước 8: Tổng kết

Ghi nhớ bài học: Nhấn mạnh các kỹ năng đã học được từ bài toán.

Thực hành thêm: Khuyến khích làm thêm bài tập tương tự để củng cố kiến thức.

Bằng cách làm theo các bước trên, con sẽ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tự tin hơn khi đối mặt với các bài toán khó.

CHI CHI