Những người tuyệt đối không nên ăn măng kẻo rước thêm bệnh vào thân

Măng là món ăn rất phổ biến của người Việt, song không hẳn đã phù hợp với mọi thực khách và nhiều người được khuyến cáo không nên ăn măng.

Theo quan niệm Đông y, măng là một thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một món ăn có giá trị chữa bệnh. 

ai khong nen an mang 1

Các thành phần dinh dưỡng trong măng được xem là vô cùng phong phú, nhờ sự giàu protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose nên đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.

Tuy nhiên có một số người nên tránh xa loại thực phẩm này nếu không muốn rước thêm bệnh vào thân.

1. Phụ nữ có thai

Trong măng có chứa glucozit. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày, sau đó sinh ra acid xyanhydric. Chất này sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn.

Nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng, dấu hiệu là nôn, đau bụng, đau đầu… và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo bà bầu không nên hoặc hạn chế ăn măng.

ai khong nen an mang 2

3. Người đang mắc bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là một bệnh lý thường chuyển thành mãn tính, hay tái phát nhiều lần khiến không ít người bệnh nản lòng điều trị. Những bệnh nhân bị đau dạ dày phải rất cẩn thận trong việc chọn món ăn hằng ngày. Việc kiêng khem ăn uống vẫn phải thực hiện dù dạ dày của người bệnh đã hồi phục để hạn chế sự tái phát.

Măng là một trong những món ăn cần tránh cho người đau dạ dày vì trong măng chứa nhiều acid cyanhydric (khoảng 230mg trong một kg măng củ). Đây được xem là chất gây hại cho dạ dày nên những người bị đau dạ dày không nên ăn măng.

ai khong nen an mang 3

3. Người bị bệnh gút

Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

ai khong nen an mang 4

4. Trẻ em

Axit oxalic có trong măng tươi sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vì thế, trẻ em đang ở trong giai đoạn phát triển không nên ăn măng quá nhiều để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.

ai khong nen an mang 5

5. Người bị bệnh thận

Bệnh thận đôi khi cũng là do vi khuẩn streptocoques gây nên nhưng thông thường là do những bệnh khác gây ảnh hưởng đến thành mạch máu, làm tổn hại đến thận như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Nếu bạn đang mắc bệnh thận, chế độ ăn uống cần phải đặc biệt lưu ý. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Đặc biệt, axit oxalic kết hợp cùng với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận.

ai khong nen an mang 6

Linh Chi (T/h)