Người quân tử là người sáng tỏ chân lý cuộc đời, dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể giữ vững đạo nghĩa, tuân theo Thánh hiền dạy bảo mà làm người.
Người quân tử có tâm địa rộng rãi, giáo hóa một phương, khiến người xung quanh tôn trọng đạo nghĩa, đó chính là phẩm hạnh và tác phong của người quân tử.
Sau đây là vài câu chuyện được ghi chép lại trong “Luận Ngữ” và “Khổng Tử Gia Ngữ”.
Điều đầu tiên nói đến người quân tử là: Nhân phẩm
Người quân tử yêu cầu chính mình, kẻ tiểu nhân lại yêu cầu người khác. Người quân tử cảnh tỉnh chính mình, thời thời khắc khắc xem xét bản thân, có tính cách độc lập, tự cường, tìm chỗ thiếu sót của bản thân để từ đó thay đổi, không ngừng cải thiện. Còn tiểu nhân thì không xem xét chính mình, thường đem sai lầm trách nhiệm đổ lên người khác để rồi cả đời không thể tiến bộ.
Thứ 2: Trí tuệ
Người quân tử trước sau đều giữ mình, không lay động, lòng dạ quang minh chính đại, rộng rãi, sáng sủa, khoan dung, không thù hận người khác và sống lạc quan tươi vui. Kẻ luôn suy tư lo nghĩ, suy tính thiệt hơn, mặt mày ủ rủ, luôn cảm thấy xã hội bất công và trong lòng luôn tính toán thiệt hơn với người khác thì không xứng làm người quân tử.
Điều thứ 3: Lời nói và hành vi
Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa. Ý nói rằng, người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, xây dựng một bầu không khí hài hòa. Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, vào hùa và phụ h ọa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói.
Người quân tử có thể bao dung hết thảy những ý kiến bất đồng và cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác. Nhưng kẻ tiểu nhân lại luôn giấu diếm suy nghĩ tử tưởng của mình, bằng mặt không bằng lòng.
Điều thứ 4: Kết giao bạn bè
Trong mối quan hệ với bạn bè, người quân tử luôn ngay thẳng, chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người, hòa nhập và không có sự khinh miệt. Trái lại, kẻ tiểu nhân luôn so đo lợi – hại, toan tính cá nhân, chỉ muốn kết bè phái với những người có cùng tư tưởng, mục đích hoặc được lợi cho mình mà hiếm khi thẳng thắn thật sự.
Điều thứ 5: Khí chất
Hơn 2.000 năm trước, Khổng Tử đã dạy chúng ta rằng: “Chủ yếu nhìn khí chất”. Bậc quân tử khí định thần an, không có cảm giác kiêu ngạo. Tiểu nhân thì kiêu căng tự đại, mang theo bản tính công kích khó chịu, luôn tỏ ra đắc ý với người khác. Khi gặp chuyện vui thì tinh thần sảng khoái, gặp chuyện buồn thì lo âu ủ dột, đây chính là bản tính của con người. Nhưng người quân tử, dù trong hoàn cảnh nào cũng không vì chuyện vui buồn được mất ngoài thân mà khiến bản thân cũng vui buồn theo đó.
Điều thứ 6: Nhìn bụng dạ
Bậc quân tử lòng dạ bình yên, khoáng đãng, tiểu nhân thì tâm sầu bất an. Tâm thái rộng lượng là một trong những tiêu chí để phân biệt quân tử và tiểu nhân? Khổng Tử từng nói: “Nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ” (Tạm dịch: Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi). Người quân tử tâm địa rộng lượng, đối đãi khoan dung với người, sống không có thù oán; kẻ tiểu nhân tâm địa hẹp hòi, trong lòng thường có điều mờ ám, vĩnh viễn bất an.
Điều thứ 7: Chí hướng
Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới. Cũng có giải thích rằng, người quân tử thuận theo Thiên lý, ngày càng cao minh còn kẻ tiểu nhân lại thuận theo dục vọng của bản thân nên ngày càng đi xuống.
Người xưa nói, làm người, chí phải đặt ở cao xa. Một người đặt chí hướng ở nơi cao xa thì được gọi là “thượng đạt”, còn đặt ở nơi thấp thì được gọi là “hạ đạt”. Hướng về phía trước ở đây là hướng thiện, không ngừng sửa sai lầm, theo đuổi đạo nghĩa. Hướng về phía dưới là không biết sửa sai, không biết tu thân dưỡng tính, ngày một sa sút./.
Thanh t/h