Tôi và cô ấy cưới nhau đã được 5 năm nhưng chưa có với nhau đứa con chung nào, mấy năm nay tôi vẫn luôn phụ vợ chăm sóc đứa con trai riêng 8 tuổi của cô ấy. Trước khi làm vợ chồng, cô ấy là một người mẹ đơn thân. Cả hai quen nhau qua một lần tình cờ cùng được mời đến tiệc sinh nhật của một người bạn.
Cô ấy là giáo viên mầm non, dịu dàng và đằm thắm, còn tôi là chàng nhân viên văn phòng tại một công ty bất động sản trong thành phố. Quê của cả hai đứa cách xa nhau mấy trăm cây số, tôi là trai miền Nam còn cô ấy là gái miền Trung. Ngày cả hai gặp mặt nhau lần đầu tiên, tôi đã thực sự đem lòng thương nhớ người con gái này, dù biết cô đang là một bà mẹ đơn thân.
Chia sẻ về hoàn cảnh của mình thời mới chớm hẹn hò, cô ấy nói trong lưng tròng nước mắt, rằng chồng cũ của cô và là cha ruột của con trai vì gia đình nghèo khó, muốn đổi đời để cho 2 mẹ con có cuộc sống tốt đẹp hơn nên đã quyết định một mình sang nước ngoài xuất khẩu lao động. Nhưng trớ trêu thay anh ấy đã bỏ mạng nơi đất khách quê người, và rồi cô trở thành góa phụ, còn đứa con trai nhỏ trở thành đứa trẻ mồ côi cha.
Dù đứa trẻ không phải con ruột, nhưng tôi vẫn yêu thương và chăm sóc con trai riêng của vợ (Ảnh minh hoạ).
Có lẽ là vì xót xa và cảm thương đối với số phận kém may mắn của cô ấy, nên dù phải nuôi đứa trẻ không phải máu mủ của mình, tôi vẫn hoan hỉ đón nhận mẹ con cô, cùng cô xây dựng một tổ ấm gia đình mới. Những năm nay cuộc sống của hai vợ chồng cứ thế êm đềm, hạnh phúc trôi qua. Cô ấy hàng ngày vẫn đi dạy, con trai đến trường và tôi còng lưng 8 tiếng với công việc văn phòng, dù chưa dư dả là bao nhưng thế này thì cũng được xem là ổn định.
Cứ nghĩ năm tháng sau này cũng thế, nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy đến, khiến cho cuộc sống gia đình vốn yên bình bỗng xáo trộn và đứng trước nguy cơ bị đổ vỡ chỉ vì sự xuất hiện đột ngột của một người, đó là anh đồng nghiệp tôi mới quen ở công ty và cũng là chồng cũ của vợ tôi, bố ruột của con trai tôi.
Buổi tối hôm trước, như thường lệ tôi sẽ điện báo vợ rằng mình sẽ về nhà ăn cơm tối để cô ấy chuẩn bị. Nhưng cũng không quên báo với cô một tiếng là tối nay nhà sẽ có khách, đồng nghiệp ở công ty đến thăm nhà. Nhận được cuộc gọi từ tôi, cô ấy cũng nhanh chóng chuẩn bị một buổi tối vô cùng thịnh soạn, với nhiều món ăn ngon mà tôi thích.
Nhưng rồi khi mở cách cửa bước vào nhà, ngay sau khi nhìn thấy vợ tôi, trước sự ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra, anh đồng nghiệp gương mặt hoảng hốt, vui mừng chạy đến ôm chầm lấy vợ tôi kèm theo câu nói khiến tôi lạnh cả sống lưng:
- Vợ à! Anh về rồi đây. Mấy năm nay em sống thế nào? Anh đã khổ sở tìm em, tìm cách liên lạc với em ngay sau khi trở về nước.
Vợ tôi lúc này vẫn chưa hết kinh hãi với những gì diễn ra trước mắt, cô vội đẩy anh đồng nghiệp của tôi ra và run rẩy nói:
- Anh, sao anh lại xuất hiện ở đây? Tôi cứ nghĩ anh sẽ không về nữa? Sao anh lại trở về? Tôi đã đợi anh ròng rã suốt 4 năm trời, nhưng anh lại như bốc hơi trên thế giới này? Anh bảo anh đi xuất khẩu lao động 2 năm sẽ về với tôi, nhưng đã 4 năm trôi qua mà anh không hề gửi cho tôi lấy một lá thư, một cuộc gọi điện thoại? Sao anh lại đối xử với tôi như thế? Bây giờ ra cớ sự này tôi biết phải làm sao? Tôi đã có một gia đình mới hạnh phúc, sao anh lại quay về đúng lúc này chứ?
Nghe vợ nói mà tay chân tôi như rã rời, tôi thực sự hy vọng đây chỉ là một giấc mơ thôi! Vì sao cuộc đời tôi lại trớ trêu như vậy. Tôi lúc này ngồi sụp xuống sàn nhà, rưng rưng nước mắt. Cô ấy lại gần rồi cũng ngồi sụp xuống, nắm lấy bàn tay tôi xuýt xoa, cô ấy nói trong nước mắt đầm đìa:
- Chồng ơi! Em xin lỗi anh. Em thực sự thấy có lỗi với anh nhiều lắm! Em không biết sự việc lại diễn ra như thế này! Em cứ nghĩ 4 năm hoàn toàn mất liên lạc, anh ấy đã bỏ mạng ở nơi đất khách quê người, hoặc đã có gia đình mới nên bỏ rơi em. Nhưng bất ngờ hôm nay anh ấy lại xuất hiện ở đây!
- Giờ cơ sự thế này, hoá ra anh lại là người thứ ba trong cuộc tình của chính mình. Vậy anh ta có biết em đã sinh cho anh ta một cậu con trai, thằng bé là con ruột của anh ta chứ không phải là con của anh không?
Tôi nhìn đứa trẻ đang say mê xem hoạt hình trong phòng khách mà không kìm được nước mắt.
Anh đồng nghiệp nói với giọng run run:
- Anh xin lỗi em và con, anh không muốn mọi chuyện sẽ như bây giờ. 4 năm qua anh mất liên lạc với em bởi vì anh đã gặp một sự cố, anh bị họ lừa khiến bản thân nợ nần và phải "bán thân" để trả nợ suốt mấy năm nay. Sợ em lo lắng, nên anh đã giấu em chuyện này và một mình chịu đựng. Cho đến khi anh trả hết nợ, anh liền kiếm tiền trở về nước ngay lập tức để tìm em.
Trong chuyện này, thực sự không biết ai mới là người có lỗi, dù không phải con ruột nhưng tôi đã rất thương con trai riêng của vợ và xem nó như con đẻ của mình, chăm sóc con 5 năm nay. Bây giờ bố nó trở về, tôi phải đối diện với con như thế nào, giải quyết chuyện này ra sao để không làm tổn thương đến thằng bé và vẫn giữ được hạnh phúc ban đầu của gia đình nhỏ này? Tôi có nên mặc kệ bí mật kinh hoàng này của vợ...
Tâm sự từ độc giả hoanglong...@gmail.com
Phản ứng của trẻ khi biết mình không phải là con ruột của bố mẹ hiện tại có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và độ tuổi của trẻ.
Trẻ có thể cảm thấy shock, lo lắng, bối rối và không biết phải làm gì khi biết tin này, có thể cảm thấy bị phản bội và tò mò về những người cha mẹ thật sự của mình. Trẻ cũng có thể thấy bị cô lập hoặc khác biệt so với những người xung quanh, khi biết mình không phải là con ruột của bố mẹ hiện tại.
Tuy nhiên, trẻ cũng có thể có những phản ứng tích cực khi được biết về thân phận thật, chẳng hạn như an tâm hơn khi biết rõ về nguồn gốc của bản thân. Hoặc đứa trẻ cũng có thể hiểu rõ hơn về tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ hiện tại đối với mình, và nhận thức được rằng tình cảm này sẽ không thay đổi do thân phận.
Để giúp trẻ vượt qua những phản ứng tiêu cực và đón nhận sự thật một cách tích cực, quá trình cho trẻ biết về thân phận thật của mình và các mối quan hệ trong gia đình cũng cần được thực hiện một cách cẩn thận, và phù hợp với độ tuổi, trình độ phát triển của trẻ. Nếu thông tin được cung cấp không phù hợp hoặc quá nặng nề, trẻ có thể trở nên lo lắng hoặc bị tổn thương tâm lý.
Theo các chuyên gia tâm lý, một số cách gợi ý sau đây có thể giúp trẻ đón nhận sự thật một cách dễ dàng và thoải mái hơn về thân phận thật sự của mình và các mối quan hệ trong gia đình.
- Thời điểm phù hợp: Nên chọn thời điểm phù hợp để thông báo cho trẻ về thân phận của mình. Tránh thông báo vào thời điểm trẻ đang rất bận rộn hay ở trạng thái căng thẳng, nên chọn một thời gian khi trẻ đang bình tĩnh và có thể tập trung để nghe.
- Tìm kiếm tài liệu thích hợp: Tìm cho trẻ những tài liệu thích hợp để giúp trẻ hiểu rõ hơn về thân phận của mình. Có thể sử dụng các tài liệu như sách, video hoặc trò chuyện với các chuyên gia để giải thích cho trẻ hiểu.
- Thông tin chính xác: Đảm bảo thông tin mà người lớn cung cấp cho trẻ là chính xác và đầy đủ. Tránh việc che giấu hay lấy giảm thông tin để tránh làm tổn thương trẻ. Nên giải thích cho trẻ hiểu rõ hơn về nguồn gốc và lý do vì sao người lớn cần phải thông báo cho trẻ về thân phận của mình.
- Tự hào và yêu thương bản thân: Hãy khuyến khích trẻ yêu thương và tự hào về bản thân mình. Giải thích cho trẻ rằng thân phận của bản thân sẽ không làm ảnh hưởng đến giá trị và sự đáng yêu vốn có của trẻ. Hãy khuyến khích trẻ nhận ra rằng, bản thân là một người đặc biệt và vẫn sẽ được yêu thương như bất kỳ đứa trẻ khác.
- Hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ: Sau khi thông báo cho trẻ về thân phận của chúng, hãy hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ trong quá trình đón nhận và chấp nhận sự thật này. Nên lắng nghe và đáp ứng các câu hỏi hoặc nỗi lo của trẻ, đồng thời đưa ra những lời khuyên thích hợp để giúp trẻ vượt qua khó khăn.
- Xây dựng môi trường tích cực: Hãy xây dựng một môi trường tích cực và ủng hộ trẻ, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, tăng cường sự tự tin và hòa nhập với mọi người xung quanh.