Đề xuất tăng thời gian được nghỉ việc để đi khám thai cho lao động nữ 

Phụ nữ mang thai phải trải qua ít nhất khoảng 7 lần đi khám thai định kỳ do đó được đề xuất tăng thời gian khám thai tối thiểu là 5 lần/9 tháng.

Hội thảo "Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ" đã diễn ra với sự tổ chức của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, đại diện từ các tỉnh thành và các cơ quan lao động.

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là về chính sách thai sản, TS.Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đã đề xuất mở rộng quyền lợi cho lao động nữ. Ông đề nghị tăng số lần khám thai tối thiểu từ 5 lần/9 tháng lên 9 lần/9 tháng, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và thai nhi.

Hiện tại, theo Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Tuy nhiên, ông Lợi cho rằng số lần này cần được tăng lên để đáp ứng các nhu cầu khám thai và giám sát sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, ông Lợi cũng gợi ý về thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản, đề xuất quy định thời gian này tính từ ngày sinh con để đảm bảo sự linh hoạt và kịp thời cho người lao động khi họ cần sử dụng các chế độ bảo hiểm.

Cùng với đó, các đại diện từ các liên đoàn lao động cũng đưa ra những đề xuất khác nhau. Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đề xuất tăng số lần khám thai từ 5 lần/9 tháng lên 9 lần/9 tháng để phù hợp với chu kỳ thai. Đại diện từ Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị nâng số ngày chăm sóc con tối đa trong năm khi con ốm đau.

che-do-thai-san-2-1711938437.jpg
Đề xuất lao động nữ được nghỉ việc tối thiểu 5 lần/9 tháng để đi khám thai. Ảnh minh họa

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản khi sinh con năm 2024

Tiền nghỉ những ngày đi khám thai

* Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

* Mức hưởng tiền nghỉ những ngày đi khám thai được tính theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. 

Trường hợp lao động nữ hưởng chế độ khi khám thai đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ khi khám thai được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

Từ quy định trên thì công thức tính tiền thai sản khi khám thai như sau:

Tiền thai sản = Số ngày nghỉ  x   (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)

che-do-thai-san-1-1711938437.jpg
 

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

* Mức trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

* Theo đó, tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng.

Từ quy định trên thì mức trợ cấp một lần khi sinh con = 1.800.000 đồng x 02 = 3.600.000 đồng.

Tiền thai sản trong thời gian sinh con

- Thời gian hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

- Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Ví dụ về trường hợp hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

(VD1) Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng BHXH như sau:

- Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = ((5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2))/6 = 5.500.000 (đồng/tháng) 

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

Và số tiền hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con của chị C = 5.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 33.000.000 đồng.

(VD2) Chị D sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng BHXH như sau:

- Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng BHXH với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng BHXH.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghĩ việc = ((7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2))/6 = 7.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.

Và số tiền mà chị D được hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con = 7.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 45.000.000 đồng.

* Đối với lao động nữ sau khi sinh con mà con chết:

- Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà con chết theo khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

+ Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; 

+ Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá trước và sau khi sinh con là 06 tháng; 

Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

- Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Xem thêm: Chính sách liên quan đến sổ đỏ được người dân quan tâm sắp có hiệu lực

Minh Khuê (t/h)