Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông Nghiệp (ABIC, UPCoM: ABI) vừa công bố báo cáo tài chính với kết quả kinh doanh khởi sắc khi ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm tăng 7% lên 532,9 tỷ đồng.
Dù doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm 13% so với cùng kỳ, nhưng nhờ hoàn nhập dự phòng 21,4 tỷ đồng, công ty vẫn ghi nhận doanh thu tăng trưởng.
Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và doanh thu khác tăng 1,8 lần cùng kỳ, đạt gần 17 tỷ đồng cùng với doanh thu phí bảo hiểm thuần tăng nhẹ 4% dẫn đến doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 5,5%, đạt hơ 496,5tỷ đồng.
Song chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 7% xuống 308,3 tỷ đồng khiến lãi gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 28% lên 188,2 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu phí bảo hiểm tăng 7% lên 532,9 tỷ đồng, đa phần là phí bảo hiểm gốc ghi nhận 505,7 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 28% lên hơn 43 tỷ đồng.
Kết quả, ABIC báo lãi trước thuế và lãi sau thuế tăng gần gấp đôi, lần lượt đạt 105,8 tỷ đồng và 84,6 tỷ đồng. Năm 2023, doanh nghiệp bảo hiểm này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 305 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2022. Như vậy, công ty đã thực hiện được 34% mục tiêu lợi nhuận sau 6 tháng đầu năm 2023.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của ABIC ghi nhận 977,2 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 3% xuống gần 615,3 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 25% lên 81,9 tỷ đồng trong khi chi phí hoạt động tài chính giảm từ 15,9 tỷ đồng cùng kỳ xuống còn 5,9 triệu đồng trong kỳ này. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp của ABIC tăng 10% lên 249,3 tỷ đồng.
Đến này 30/6/2023, tổng tài sản của ABIC ghi nhận ở mức 3.831 tỷ đồng, tăng 6,7% so với hồi đầu năm; trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng 29% lên hơn 124 tỷ đồng.
Hàng tồn kho ghi nhận tăng 42% so với hồi đầu năm lên hơn 3.033 tỷ đồng, toàn bộ là nguyên liệu, vật liệu. Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm từ 33 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn vỏn vẹn 58.300 đồng ở kỳ này do không còn khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 12 tháng.
Về cơ cấu nguồn vốn, đến hết quý II tổng nợ phải trả của ABIC ở mức 2.339,7 tỷ đồng, tăng 7% so với hồi đầu năm, toàn bộ là nợ ngắn hạn. Dự phòng nghiệp vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất khi ghi nhận gần 1.781,9 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm.
PV