1. Luôn nói “không”
Con bạn vốn nghe lời, ngoan ngoãn bỗng luôn nói “không” hoặc cãi lại với mọi yêu cầu của bố mẹ. Chúng cãi lại ngay cả khi đó là thứ chúng thường thích. Thực tế, hành vi này cho thấy trẻ bắt đầu nhận thức được chúng có thể tự khẳng định mình. Chúng đã nhận ra chúng là một cá thể, không phải một phần của cha mẹ và cố gắng khẳng định vị trí riêng của mình.
Lúc này, cha mẹ hãy kiên nhẫn và đừng cố gắng kìm hãm tinh thần nổi loạn của con. Hãy để chúng đưa ra quyết định và để chúng tự lập hơn.
2. Lặp đi lặp lại những câu hỏi tương tự
Con bạn không chỉ lặp đi lặp lại cùng một từ, trẻ còn yêu cầu bạn phản ứng lại. Hành vi này có thể khiến cả cha mẹ nhiều khi mất bình tĩnh.
Tuy nhiên, lặp lại là cách tốt nhất để ghi nhớ cách dùng và ý nghĩa cụ thể của một từ nào đó. Ngoài ra trẻ cũng cần tập luyện với âm và ngữ điệu. Sự lặp lại là một bước để con thành thạo kỹ năng nói. Hãy khuyến khích con bạn, nói chuyện với chúng nhiều hơn:
3. Thức dậy đột ngột vào ban đêm
Trước đây, con bạn vẫn thường đi ngủ và thức dậy đúng giờ, nhưng rồi chúng bỗng dưng tỉnh giấc lúc 3 giờ sáng, thậm chí khóc quấy. Việc này xảy ra ngày một thường xuyên khiến bạn mệt mỏi.
Thực tế, rối loạn giấc ngủ thường xảy ra do những cảm xúc và thông tin mới mà trẻ tiếp nhận trong ngày. Nếu trẻ không muốn ngủ, có lẽ buổi tối trẻ đã trải qua nhiều cảm xúc mạnh. Ngoài ra, theo các chuyên gia, thời điểm này có thể trẻ vừa thành thạo kỹ năng nào đó và muốn thử ngay đến mức sẵn sàng hy sinh cả giấc ngủ.
Cha mẹ hãy thử lập kế hoạch cho mọi hoạt động vào buổi sáng. Nếu trẻ vẫn không muốn ngủ vào buổi tối thì đừng bực bội với trẻ. Hãy dành thời gian cho con, con sẽ bình tĩnh lại trong vài phút và ngủ tiếp.
4. Khước từ mọi lời nói của cha mẹ
Đừng vội trách phạt con, bạn nên mừng khi trẻ có hành vi không tốt này - Buổi sáng, con không muốn ăn, chúng ném bữa sáng, chạy khắp phòng, hò hét, không chịu đánh răng.
Theo nhà tâm lý học, đối với trẻ em, chơi đùa là cách chủ yếu để khám phá thế giới. Vừa tỉnh giấc, con bạn tràn đầy năng lượng và bạn không nên mắng chúng khi mọi chuyện không theo kế hoạch của mình.
5. Khóc mà không có lý do
Bạn thấy tức giận khi không cho con xem hoạt hình nhưng trẻ lại phản ứng lại bằng cách la hét, khóc lóc. Đừng cho rằng con bạn hư mà hãy nhớ lại hôm qua, có phải bạn đã cho con xem tới hàng tiếng đồng hồ để con không quấy khi bạn đang bận.
Trẻ luôn ghi nhớ các nguyên tắc và không hiểu vì sao tình huống lại bị thay đổi. Bạn và con cần có quy định rõ ràng và cả cha mẹ cùng con phải tuân thủ quy tắc ấy.
6. Thường xuyên ném đồ
Con bạn thường xuyên ném bút, đồ chơi hoặc các vật khác, rồi lại khóc đến khi bạn nhặt lại đồ cho con.
Lúc này, hãy bình tĩnh lại và nhớ rằng trẻ nhỏ không thể kiểm soát điều đó vì bộ não còn chưa phát triển hoàn thiện. Hơn nữa, ném đồ đạc là kỹ năng mà trẻ cần thực hành: chúng phát triển kỹ năng vận động và phối hợp giữa tay và mắt. Ngoài ra, khi trẻ ném đồ, chúng sẽ học được mối quan hệ nhân quả (nếu ném đồ, nó sẽ rơi xuống).
7. Biếng ăn, không chịu ăn
Bác sĩ nhi khoa chỉ ra một số lý do có thể gây mất cảm giác ngon miệng ở trẻ, như mệt mỏi, mọc răng hoặc đơn giản là do trẻ muốn chơi. Nhưng các nghiên cứu cho thấy các món ăn mới cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con bạn. Trẻ con thường khá bảo thủ và những cái mới sẽ làm chúng sợ, vì vậy nếu cứ khăng khăng ép chúng ăn, cha mẹ có thể làm tình hình càng tồi tệ thêm.
Ảnh sưu tầm
M.H t/h