Đường rộng không bằng tâm rộng, mệnh tốt không bằng tâm tốt
Trong cuộc sống, có những người luôn khiến chúng ta phải kinh ngạc: Họ thấu hiểu việc đối nhân xử thế và rất chu đáo, bình tĩnh, gặp chuyện gì cũng không vội vã hay hoảng loạn, luôn giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng.
Bạn đối xử với người khác như thế nào, thì người khác sẽ đối xử với bạn như vậy, đây chính là nguyên tắc vàng! Vậy nên, phải bỏ được mới thu về được, buông xuôi mới có thể dứt đi phiền muộn, quên rồi mới thanh thản, khoan dung mới có thể được nhiều hơn.
Trước đây từng xem qua một câu chuyện: Trong công ty nọ, ông chủ nổi tiếng là nghiêm khắc. Có một trợ lý mới đến trong công ty, thường vì một chuyện nhỏ nhặt mà bị ông chủ chỉ trích không thương tiếc. Mọi người đều rất e ngại ông chủ này, thậm chí còn gọi lén ông ta là “ác quỷ”.
Để không chọc giận ông chủ, người trợ lý mới này làm việc gì cũng rất thận trọng. Nhưng có một lần, anh ta vô tình mắc phải một sơ suất lớn, khiến cho công ty bị thiệt hại nghiêm trọng.
Anh ta biết rõ lần này mình nhất định sẽ bị đuổi việc, sau khi đấu tranh tâm lý cả một đêm, anh ta quyết định chủ động từ chức. Nhưng lần này, ông chủ chỉ bình thản nghe anh ta nói xong, liền đưa đơn từ chức trả lại cho anh ta, chẳng trách một câu mà chỉ dặn dò “cố gắng”, thậm chí còn giao tiếp một dự án lớn cho anh ta.
Nhiều năm sau, người trở lý trở thành cánh tay đắc lực cho công ty, hai người họ bàn lại chuyện xưa, ông chủ mới giải thích: “Sở dĩ tôi nghiêm ngặt những chuyện nhỏ là bởi vì cậu sẽ thường bỏ qua nó, lỡ như nó trở thành một thói quen, không cẩn thận thì việc nhỏ sẽ gây tổn thất lớn.
Nhưng trong việc lớn, mọi người đều biết bản thân mình làm sai, nhất định sẽ ghi nhớ bài học. Hơn nữa, ai cũng có gánh nặng gia đình, trên có già dưới có trẻ, chẳng ai thấy dễ dàng cả, nếu đồng cảm suy nghĩ một chút thì sẽ thấu hiểu được thôi”.
Điều gì mình không muốn thì chớ làm với người khác
Trong “Luận Ngữ – Vệ Linh Công” có câu chuyện thế này: Tử Cống hỏi: “Có một chữ nào mà mình có thể trọn đời làm theo không, thưa thầy?”. Khổng Tử nói: “Có lẽ là chữ THỨ! Điều gì mình không muốn thì chớ làm cho người khác”.
Để trở thành một người ôn hòa, bạn chỉ cần làm hai việc. Đầu tiên là bình thản tha thứ: Trước những sai lầm và thiếu sót của người khác, chúng ta phải luôn duy trì sự khoan dung và bình thản, nghiêm khắc với chính mình, kiên nhẫn với người khác, đừng quá vô lý với người khác, làm cái gì cũng phải cẩn trọng, bỏ qua cho người khác cũng là bỏ qua cho chính mình.
Thứ hai là sự đồng cảm suy nghĩ: Điều gì mình không muốn thì chớ làm với người khác. Trước khi bạn làm điều gì đó, trước tiên hãy nghĩ dưới góc độ của đối phương, tìm sự cân bằng giữa lợi ích của nhau và sử dụng phương pháp phù hợp nhất để đạt được tình huống đôi bên cùng có lợi, khiến mọi người cảm thấy thoải mái.
Bằng cách này, có thể tránh đặt bản thân vào tình huống khó xử, trong hầu hết các mối quan hệ, sẽ càng suôn sẻ hơn, dù trong tình huống nào, bạn cũng không sợ hãi, duy trì hình ảnh ấm áp nho nhã. Nhóm người này thường là những người được thăng chức tăng lương nhanh nhất và ổn định nhất.
Ngoài nơi làm việc, trong gia đình và trong cuộc sống, họ luôn có khả năng xử lý những mâu thuẫn một cách đúng đắn và thành thạo, bất cứ khi nào, cũng khiến người khác cảm giác như một cơn gió mùa xuân.
Cảnh tùy tâm chuyển
Wilson xuất thân gia đình bần cùng, ông sinh ra đã là người nghèo khổ, nhưng ông có một con tim không cam chịu nghèo khó, không chịu khuất phục. Được trái tim này soi sáng, ông từng bước thoát khỏi bần cùng, bước lên đỉnh cao của thành công.
Phật gia giảng, tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển. Một người thất bại, không phải họ không có khả năng hay không có cơ hội, mà bởi tự tâm họ đã nghĩ rằng họ không thể làm được. Hoặc đứng trước khó nạn, cái tâm sợ khó sợ khổ, khiến họ cam chịu khuất phục trước nghịch cảnh.
Người có trái tim rộng lớn bao dung, sẽ không cảm thấy khó nạn là bất công đối với mình, không than thân trách phận, không oán Trời hận người, mà giữ tâm thái bình thản nỗ lực học tập, lao động, cải biến hoàn cảnh.
Nhà sáng chế vỹ đại nhất mọi thời đại Thomas Edison đã đúc kết từ chính kinh nghiệm cuộc đời ông rằng: “Thiên tài 1% là tài năng bẩm sinh, 99% là mồ hôi và nước mắt”. Trước khó khăn, khổ nạn, có người sẽ chùn bước, có người sẽ gục ngã, nhưng cũng có người can đảm, dũng cảm bước đi. Như thế, mỗi khổ nạn, mỗi trở ngại trên con đường đời của họ, trái lại, lại có thể rèn luyện cho họ có ý chí kiên cường, có nội tâm bình thản, để chuẩn bị thành tựu lớn hơn trong tương lai.
Min (TH)/Khoevadep