Giá bất động sản tăng bao nhiêu, đắt đỏ ra sao phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, mức độ tập trung các cơ quan hành chính kinh tế văn hoá và phát triển hạ tầng của khu vực đó. Nếu không đi kèm với những yếu tố này, việc tăng giá được đánh giá là kém bền vững.
Giá đất Thủ Thiêm vượt quận đắt nhất TP.HCM
Ông chủ Tân Hoàng Minh bạo tay trả 2,44 tỷ đồng/m2 đất Thủ Thiêm trong cuộc đấu giá không khoan nhượng là thông tin khiến nhiều người ngỡ ngàng tuần qua.
Nhiều chuyên gia cho rằng đây là con số “không tưởng", “kỷ lục", thậm chí là bất thường. Bởi dù Thủ Thiêm có mức độ tăng giá "chóng mặt" trong vài năm trở lại đây, song con số 24.500 tỷ đồng cho lô đất hơn 10.000 m2 vẫn là rất cao nếu so sánh với quận 1 - nơi sôi động bậc nhất TP.HCM.
Theo ghi nhận, không chỉ riêng lô đất mà Tân Hoàng Minh trúng đấu giá, mà cả 3 lô đất đấu giá thành công còn lại tại Thủ Thiêm hôm 10/12 vừa qua đều có độ “chênh" rõ rệt với các sản phẩm bất động sản đang rao bán ở ngay quận 1 - “đất kim cương" của Thành phố.
Trước khi ông chủ Tân Hoàng Minh lập kỷ lục với mức giá kỷ lục ở Thủ Thiêm thì tuyến đường có giá đất đắt đỏ nhất TP.HCM là phố đi bộ Nguyễn Huệ ở quận 1 với giá 1,1- 1,3 tỷ đồng.
Cũng chính tại quận 1, một dự án căn hộ bất động sản siêu sang được rao bán với giá khởi điểm 423 triệu đồng/m2 đã thiết lập mức giá cao nhất cho thị trường.
Trong khi đó, một lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển nhiều các dự án căn hộ cao cấp tại trung tâm TPHCM cho biết, mức trúng đấu giá ở Thủ Thiêm vừa qua đòi hỏi chủ đầu tư buộc phải bán các sản phẩm bất động sản với giá 500 triệu đồng/m2 trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc giá căn hộ ở đây tương lai cũng sẽ vượt xa mức giá cao nhất ở quận 1.
Vị này nhấn mạnh, chỉ có trung tâm Quận 1, giá đất mới có thể vượt 1 tỷ đồng/m2. Trong khi, Thủ Thiêm hiện mới chỉ là khu vực có tiềm năng phát triển trong tương lai - khá phi lý khi gấp đôi trung tâm lớn nhất của Thành phố hiện nay.
Với mức giá trên, đất Thủ Thiêm cũng cao ngang ngửa những khu vực có giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới như Tokyo, Hong Kong, vốn là đất chật người đông, trung tâm thương mại tài chính châu Á.
Numbeo - một trang thông tin cơ sở dữ liệu toàn cầu lớn nhất thế giới về chi phí đời sống từng công bố bảng xếp hạng giá bất động sản trên mức thu nhập người dân các thành phố đến giữa năm 2018.
Đứng ở vị trí thứ 10, TP.HCM ở thời điểm đó có mức giá bất động sản cao hơn nhiều so với các thành phố phát triển khác như Tokyo, Singapore, Seoul. Top 10 còn bao gồm các thành phố khác như Colombo, Mumbai, Kathmandu, Jakarta, hầu hết đều là các đô thị đông dân và không thuộc nhóm các thành phố phát triển, hiện đại nhất của Châu Á.
Các chuyên gia đánh giá, với mức giá mới được thiết lập ở Thủ Thiêm, chắc chắn TP.HCM sẽ leo cao hơn trong bảng xếp hạng giá bất động sản trong khu vực.
Bất động sản hướng tới giá trị bền vững
Giá bất động sản tăng bao nhiêu, đắt đỏ ra sao phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, mức độ tập trung các cơ quan hành chính kinh tế văn hoá và phát triển hạ tầng của khu vực đó. Nếu không đi kèm với những yếu tố này, việc tăng giá được đánh giá là kém bền vững.
Là lõi trung tâm của TP.HCM, với diện tích 7.721km2, quận 1 được đánh giá là nơi sầm uất và có mức sống cao của thành phố về nhiều phương diện. Quận 1 cũng được coi là “phố Wall” thu nhỏ với hàng loạt các trụ sở, trung tâm giao dịch ngân hàng, kiểm toán, công ty chứng khoán, văn phòng cho thuê, cơ quan nhà nước và những tòa nhà tài chính lớn.
Nếu sở hữu một căn hộ, ngôi nhà ở quận 1, chủ sở hữu có thể dễ dàng kết nối đến các khu vực còn lại của thành phố. Chưa kể diện mạo đô thị khu vực này liên tục được chỉnh trang, dự án mới thì ngày càng khan hiếm.
Đây cũng là những lí do vì sao đất quận 1 luôn đắt nhất TPHCM và đắt nhất cả nước. Khi giá trị bất động sản song hành với những giá trị thực tế như vậy sẽ là bảo chứng cho sự phát triển bền vững, khả năng sinh lời.
Định hình là phân khúc căn hộ hạng sang tại quận lõi trung tâm TPHCM, dự án The Grand Manhattan hướng tới những giá trị thực đem đến cho khách hàng với mức giá phù hợp. Dự án có nhiều lợi thế như vị trí 2 mặt tiền đắc địa đường Cô Giang – Cô Bắc; nằm gần công viên 23.9, chỉ cách phố Tây Bùi Viện và chợ Bến Thành vài phút đi bộ. Chưa kể bất động sản tọa lạc tại quận trung tâm kinh tế, tài chính như quận 1 luôn là "khẩu vị" của các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm.
Bên cạnh vị trí trung tâm đắt giá, The Grand Manhattan còn ghi điểm với khách hạng nhờ tích hợp khách sạn 5 sao quốc tế - Avani Saigon cùng các tiện ích nội khu đẳng cấp. Đây là cách giới thượng lưu gián tiếp khẳng định đẳng cấp, vị thế và gia tăng giá trị tài sản của bản thân theo thời gian.
Theo tìm hiểu, dự án The Grand Manhattan được xây dựng trên diện tích đất 14.000 m2 với 3 tòa tháp và 4 tầng hầm. Dự án được phát triển bởi Tập đoàn Novaland – đơn vị có 29 năm phát triển bất động sản; các đơn vị quản lý, vận hành tòa nhà chuyên nghiệp.