Giỗ tổ Hùng Vương: váy ngắn, quần cộc và câu chuyện không hồi kết

Diện váy ngắn đi lễ hội đền Hùng nói riêng và đi chùa chiền nói chung đã là "câu chuyện muôn thuở" của nhiều chị em. Mặc dù thường xuyên nhắc nhở và báo chí phản ánh, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra.

Dù được nhắc nhỏ nhưng thiếu nữ vẫn diễn quần cốc, váy ngắn đi lễ Đền Hùng. Ảnh Lao Động

Theo ghi nhận của một số tờ báo bắt đầu từ chiều 9.3 Âm lịch (tức 24.4.2018), hàng vạn người đổ về đền Hùng. Nhiều phụ nữ gây chú ý vì mặc váy ngắn, hở hang. Họ phớt lờ quy định nhiều năm nay của BTC, lễ hội.

Trước đó, không ít lần cư dân mạng cũng như người dẫn phẫn nộ trước những hình ảnh phản cảm của không ít nữ giới khi đi chùa. Diện váy ngắn hở hang, khoe thân; nhét tiền lẻ tràn lan lên tượng phật. Hay xả rác bừa bãi hay chen lấn, tranh cướp... là những hình ảnh "đến hẹn lại tái diễn" tại các cửa chùa, đền, lễ hội lớn của cả nước.

Một câu chuyện cũ nhưng dường như nó luôn là chủ đề nóng khiến nhiều người bức xúc mỗi khi nhắc tới: Trang phục và hành vi khi đi lễ đền, chùa. Và lần này chúng ta lại nhắc tới những chiếc váy ngắn, quần cộc, những bộ trang phục thiếu tôn trọng nhãn quan tại ngày Giỗ Tổ.

Chùa, đền là chốn linh thiêng, trang nghiêm vì thế người đi lễ cần phải mặc trang phục kín đáo, màu sắc nhã nhặn, lịch sự. Và đặc biệt là phải có những hành vi, ứng xử văn hóa. Những điều tưởng chừng rất đơn giản ấy vậy mà lại trở nên quá khó khăn đối với 1 bộ phận các bạn trẻ, một số người thiếu ý thức.

Lễ hội Đền Hùng là một nơi rất linh thiêng, cả năm chỉ tổ chức một lần để về thăm đất Tổ. Vậy mà không hiểu những con người ấy đi lễ đền, chùa cầu an hay đang đi dự những các buổi tiệc ồn ào mà phô ra những bộ trang phục không thể phản cảm hơn. Học mặc cho báo chí lên tiếng, ban tổ chức, cơ quan chức năng nhắc nhở và có cả biển báo rất lớn đặt trước cổng đền Hùng…

Nhiều du khách khác bức xúc về tình trạng này, bà Thiều Thị Hòa (Tam Nông – Phú Thọ) chia sẻ: “Tết năm nào tôi cũng lên đền làm lễ. Năm nay đi thêm ngày hội nữa. Tôi thấy nhiều bạn trẻ vẫn chưa nhận thức đúng và ăn mặc không phù hợp với nơi linh thiêng như thế này. Cảm ơn lực lượng an ninh đã ngăn chặn những hình ảnh xấu, đem đến cho du khách cái nhìn về đền Hùng đẹp và tôn nghiêm.”

Khi đi lễ chùa, cách ăn mặc không đơn giản là sở thích cá nhân. Nó còn thể hiện văn hóa thẩm mỹ, văn hóa tâm linh và cả giá trị đạo đức. Cái tâm của người đi lễ cũng thể hiện ngay cả ở cách ăn mặc, trang phục lịch sự và lời ăn tiếng nói.

Trên thực tế, không chỉ riêng Đền Hùng mà ngay ở một số ngôi chùa dù có tấm biển ghi những dòng chữ “Đề nghị quý khách lưu tâm không mặc quần áo ngắn vào chùa”. Thế nhưng không khó để bắt gặp cảnh những cô gái mặc váy ngắn, quần sooc, hở hang đến lễ, hình ảnh này đã khiến nhiều người không khỏi bức xúc.

Ăn mặc hớ hênh, phản cảm hiện đang trở thành vấn đề “nhức nhối” được nhiều người trong xã hội quan tâm. Vài năm trở lại đây, trên các trang mạng xã hội vẫn xuất hiện những hình ảnh phản cảm của các bạn trẻ khi đi lễ chùa. Điều này, tạo nên những luồng dư luận trái chiều, đa số, mọi người đều lên án hành vi này của giới trẻ.

Năm nào cũng nhắc nhở, cũng phê bình, cũng có những câu chuyện rất cụ thể về việc ăn mặc nghiêm túc, lịch sự, khoi vào đền chùa. Thế nhưng, tình trạng diện váy ngắn, quần cộc vẫn diễn ra như chưa hề có cảnh báo hay dấu hiệu nhắc nhở nào. Thử đặt câu hỏi, vậy ý thức của những người lễ chùa ở đâu. Một năm chúng ta đến lễ hội đền chùa được bao lần mà vẫn phải tận dụng để khoe da, khoe thịt chỗ linh thiêng như thế?

Thùy Dương tổng hợp