Lá của hoa hồng bị héo và vàng, khi chạm vào sẽ rụng ra thì bạn nên cắt tỉa cành và lá bị úa vàng, chuyển cây đến nơi râm mát hoặc che nắng cho cây. Việc làm này nhằm mục đích giảm tiêu thụ chất dinh dưỡng và nước, tăng khả năng hấp thụ nước cho cây hoa hồng. Chẳng bao lâu nữa, những cây hồng rụng lá vẫn có thể hồi sinh. Điều cần chú ý là sau lần xử lý này, bạn phải hiểu rõ nguyên nhân chính gây ra bệnh rụng lá ở hoa hồng để tránh tình trạng này xảy ra lần nữa.
Nguyên nhân khiến hoa hồng vàng lá, rụng lá
1. Rụng lá do thiếu ánh sáng
Hoa hồng là loại cây rất ưa nắng, trong giai đoạn sinh trưởng bình thường, cây cần phải có đủ ánh sáng mới có thể phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, hầu hết hoa hồng không sợ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trừ thời kỳ cây sinh trưởng yếu, nếu không kể cả khi cường độ chiếu sáng cao trong thời gian dài, hiện tượng cháy nắng ít khi xảy ra.
Cho nên nếu lá hoa hồng bị vàng hoặc rụng, về cơ bản là do cây thiếu ánh sáng. Khi điều kiện ánh sáng không tốt, lá của hoa hồng sẽ ít quang hợp khiến bộ rễ hoạt động yếu, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Kết quả là cây phát triển còi cọc, cây vàng lá, rụng lá.
2. Vàng lá do tích nước quá nhiều
Hoa hồng là loại cây chịu được hạn, nên cho dù bạn không kịp thời bổ sung nước thì cây cũng rất hiếm khi rụng lá do khô hạn. Ngược lại, nếu tần suất tưới nước hàng ngày quá nhiều, đất trong chậu luôn ở trạng thái có độ ẩm cao thì cây rất dễ bị vàng lá, rụng lá.
Nguyên nhân là do khi đất trong chậu quá nhiều nước sẽ làm nén không khí giữa các hạt đất, khiến bộ rễ không thể hô hấp bình thường. Theo thời gian, bộ rễ sẽ bị thiếu oxy, thời gian dài sẽ xuất hiện hiện tượng sinh trưởng kém như lá rụng, rễ thối.
3. Vàng lá do bón phân
Bón phân quá nhiều, không đúng cách là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến lá hoa hồng bị vàng. Đặc biệt là với những người thích đổ phân động vật, chất thải nhà bếp, bột xương, bã trà,… chưa qua xử lý trên đất.
Nếu chưa xử lý mà bón trực tiếp những loại phân này cho cây, sau khi vào đất quá trình lên men sẽ diễn ra liên tục. Điều này tạo ra rất nhiều nhiệt trong đất, có thể làm cháy rễ và vàng lá.
Biện pháp xử lý khi hoa hồng bị vàng lá, rụng lá
Đối với hoa hồng bị héo, vàng lá, rụng lá, bạn cần phải cắt cành thật tàn nhẫn như đã trình bày ở phần đầu bài. Bên cạnh đó, tùy theo từng nguyên nhân mà bạn điều chỉnh cách bảo dưỡng thích hợp:
- Rụng lá do thiếu ánh sáng: Sau khi cắt cành, bạn hãy đặt cây ở nơi râm mát. Khi cây hoa hồng ra lá mới hoặc nhú nụ hoa thì hãy chuyển nó ra môi trường ngoài trời có điều kiện ánh sáng tốt, đảm bảo thời lượng chiếu sáng không dưới 6 tiếng mỗi ngày. Bằng cách này, hoa hồng sẽ có đủ ánh sáng để quang hợp, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nó.
- Rụng lá do tích nước: Nên giữ cho đất trồng hoa hồng ở trạng thái hơi khô. Khi bề mặt đất trong chậu hơi khô hẵng tưới nước. Bằng cách này, có thể tránh được tình trạng đọng nước, đảm bảo cây hoa hồng phát triển bình thường.
- Vàng lá do bón phân: Trong quá trình bảo dưỡng hoa hồng, phân hữu cơ hoai mục chỉ nên dùng làm phân bón lót khi thay chậu, thay đất, còn lại nên bón phân bón dạng hạt hỗn hợp hoặc phân loãng để tránh bị cháy rễ.