Kỳ lạ thị trấn bán nhà chưa đến 33.000 đồng/căn

Giữa bối cảnh cơn sốt đất bùng nổ trên toàn cầu, 1 thị trấn ở Ý vẫn rao bán hàng chục ngôi nhà với giá 1 euro để hút người nước ngoài.

Thị trấn Sambuca ở Ý đang rao bán hàng chục căn nhà với giá 1 euro (khoảng 28.000 đồng) để thu hút người nước ngoài. Đây là 1 thị trấn tại Ý nằm trên đỉnh đồi và hướng ra Địa Trung Hải, theo giới chức địa phương, Sambuca không phải là thị trấn đầu tiên thu hút người dân từ những nơi khác với những lời đề nghị hấp dẫn như vậy nhưng đây là thị trấn đầu tiên giúp những người quan tâm có thể mua nhà ngay lập tức.

Mục đích của chương trình này nhằm giải quyết vấn đề giảm dân số của thị trấn này khi cư dân chuyển đến các đô thị lớn ngày một nhiều trong những năm gần đây. Đây cũng là vấn đề của nhiều vùng nông thôn tại Ý.

Tất nhiên, mức giá "không tưởng" 1 euro cũng kèm theo một số điều kiện bắt buộc với người mua. Những ngôi nhà được rao bán bị bỏ hoang khi những người chủ cũ bỏ đi, đã xuống cấp trầm trọng.

Bất động sản - Kỳ lạ thị trấn bán nhà chưa đến 33.000 đồng/căn

 Những ngôi nhà ở Sambuca khá yên tĩnh...mặc dù nhiều căn nhà xuống cấp trầm trọng. 

Bất động sản - Kỳ lạ thị trấn bán nhà chưa đến 33.000 đồng/căn (Hình 2).

Bất động sản - Kỳ lạ thị trấn bán nhà chưa đến 33.000 đồng/căn (Hình 3).

Chủ sở hữu mới của những ngôi nhà giá 1 euro phải cam kết tân trang lại nhà trong vòng 3 năm với chi phí khởi điểm từ 15.000 euro (gần 417,6 triệu đồng).

Người mua cũng sẽ phải ký quỹ 5.000 euro khi mua nhà. Số tiền này sẽ được hoàn lại sau khi việc tu sửa nhà hoàn tất.

Ông Cacioppo cũng cho biết đã có 10 ngôi nhà được bán với giá 1 euro và đang có sẵn hàng chục ngôi nhà khác rao bán. Ông Cacioppo cũng tiết lộ đã nhiều người đến từ Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha liên hệ hỏi mua nhà và thị trấn cũng nhận được rất nhiều lời đề nghị khác từ bên ngoài.

Thời gian gần đây, "cơn sốt" bất động sản làm dấy lên nỗi lo về bong bóng bất động sản, nhiều quốc gia đã phải vào cuộc đưa ra "thuốc hạ sốt".

Sự bùng nổ cho vay đầu năm 2021 kéo theo sự phục hồi của giao dịch bất động sản. Ở Trung Quốc, tại các thành phố như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến, Giang Nam,….giá đất dao động từ 6.000 – 8.500 USD/m2 .

Điển hình như ở Hong Kong (Trung Quốc), những căn hộ "nano" có diện tích nhỏ cũng có thể có giá tới 41.000 USD/m2, thậm chí, tại đặc khu hành chính này, một căn hộ chỉ rộng 18m2 được chào bán với mức giá 4 triệu USD.

Tại Hàn Quốc, giá nhà ở thủ đô Seoul tăng 13% trong năm 2020, còn giá căn hộ toàn Hàn Quốc tăng 9,7%, trong khi lương của người dân tăng chưa đến 20% khiến nhiều người chấp nhận vay nợ lãi suất cao để mua nhà.

Kể từ năm 2013 đến nay, giá bất động sản ở London đã tăng với tốc độ 2 con số mỗi năm. Giá nhà trung bình trong thành phố ở khoảng trung bình lên tới 474.000 euro/m2 vào năm 2016.

Tại Mỹ, Canada, New Zealand luôn xảy ra tình trạng khách hàng tranh nhau "chốt đơn" mua nhà khi nguồn cung khan hiếm, giá nhà bị đẩy lên mức cao kỷ lục. Cũng theo NAR, nguồn cung các căn hộ có giá trên 1 triệu USD thậm chí tăng so với 2020, số lượng nhà được bán cũng nhiều gấp đôi.

Ở Việt Nam, giá đất thời gian qua được đẩy lên cao nhất là đất ở nông thôn, đất vườn- ao, đất lâm nghiệp… Có nơi tăng lên 100% thậm chí đột biến tăng 200%.

Nhìn từ góc độ nhà quản lý, các "cơn sốt" đất thường có chu kỳ, cứ khoảng 10 năm lại có 1 "cơn sốt" đất và mỗi lần như vậy lại tạo lập một mặt bằng giá mới, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi muốn tiếp cận đất đai. Mỗi lần sốt đất sẽ để lại những hệ lụy rất lớn cho việc điều hành kinh tế xã hội, kể cả khi giá đất giảm thì cũng neo lại ở một mặt bằng giá mới.

Theo Người Đưa Tin Pháp Luật